Quốc tế

Soi sức mạnh của “oanh tạc cơ” già nua nhất Không quân Nga

DNVN - Bắt đầu tiến vào bầu trời năm 1952, không nhiều người nghĩ máy bay ném bom động cơ cánh quạt Tu-95 có thể “sống lâu tới vậy” trong Không quân Liên Xô và nước Nga sau này.

Hai "siêu bom có mắt" mới nhất của Nga có gì đặc biệt? / Vùng Vịnh căng thẳng, "pháo đài bay" B-52 của Mỹ áp sát Iran

Ngày 12/11/1952, thế giới quân sự đón nhận thêm một

Ngày 12/11/1952, thế giới quân sự đón nhận thêm một "ông vua bầu trời" - máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Dù là thế giới đang tiến mạnh vào thời đại động cơ phản lực, nhưng Tupolev vẫn tự tin tạo ra máy bay hạng nặng dùng động cơ tuốc bin cánh quạt. Lúc đó chẳng ai nghĩ Tu-95 lại sống lâu tới thế.

Thật vậy, kể cả khi thế giới giờ đây chỉ ưa chuộng máy bay động cơ phản lực thì Tu-95 vẫn được Không quân Nga tin tưởng tới tận hôm nay. Mà đó là còn chưa kể họ có ý định giữ Tu-95 tới tận năm 2040 mới cho chúng được về hưu.

Thật vậy, kể cả khi thế giới giờ đây chỉ ưa chuộng máy bay động cơ phản lực thì Tu-95 vẫn được Không quân Nga tin tưởng tới tận hôm nay. Mà đó là còn chưa kể họ có ý định giữ Tu-95 tới tận năm 2040 mới cho chúng được về hưu.

Rất nhiều người tỏ ra khó hiểu vì sao nước Nga cố gắng giữ chặt một mẫu máy bay ném bom cổ lỗ thời kỳ những năm 1950. Thực ra, nếu tìm hiểu kỹ thì dù là dùng động cơ cánh quạt, nhưng Tu-95 bay khá nhanh.

Rất nhiều người tỏ ra khó hiểu vì sao nước Nga cố gắng giữ chặt một mẫu máy bay ném bom cổ lỗ thời kỳ những năm 1950. Thực ra, nếu tìm hiểu kỹ thì dù là dùng động cơ cánh quạt, nhưng Tu-95 bay khá nhanh.

Với 4 động cơ Kuznetsov NK-12MP, Tu-95 đạt tốc độ ngang ngửa một số máy bay phản lực cận âm - 830km/h, tầm bay cực đại mà không cần tiếp nhiên liệu trên không lên tới 15.000km, trần bay cực đài 13.716m, tốc độ leo cao 10m/s.

Với 4 động cơ Kuznetsov NK-12MP, Tu-95 đạt tốc độ ngang ngửa một số máy bay phản lực cận âm - 830km/h, tầm bay cực đại mà không cần tiếp nhiên liệu trên không lên tới 15.000km, trần bay cực đài 13.716m, tốc độ leo cao 10m/s.

Trong khi B-52 với 8 động cơ phản lực thì cũng chỉ đạt tốc độ tối đa 1.047km/h, tầm bay cực đại 16.000km, trần bay 15.000m, tốc độ leo cao 31,85m/s. Điều đó có nghĩa là tốc độ, tầm bay của Tu-95 già nua không kém hơn là bao nhiêu.

Trong khi B-52 với 8 động cơ phản lực thì cũng chỉ đạt tốc độ tối đa 1.047km/h, tầm bay cực đại 16.000km, trần bay 15.000m, tốc độ leo cao 31,85m/s. Điều đó có nghĩa là tốc độ, tầm bay của Tu-95 già nua không kém hơn là bao nhiêu.

 

Đó là chưa kể, mới đây Nga đã tiết lộ kế hoạch nâng cấp các động cơ NK-12 lên chuẩn NK-12MPM cung cấp công suất mạnh hơn so với động cơ cũ, cho phép tăng tầm bay và tải trọng trong khi giảm độ rung giật.

Đó là chưa kể, mới đây Nga đã tiết lộ kế hoạch nâng cấp các động cơ NK-12 lên chuẩn NK-12MPM cung cấp công suất mạnh hơn so với động cơ cũ, cho phép tăng tầm bay và tải trọng trong khi giảm độ rung giật.

Về vũ khí, Tu-95 tuy mang ít vũ khí hơn so với B-52 cùng tuổi tác, nhưng sức mạnh tấn công của nó “không phải dạng vừa đâu”.

Về vũ khí, Tu-95 tuy mang ít vũ khí hơn so với B-52 cùng tuổi tác, nhưng sức mạnh tấn công của nó “không phải dạng vừa đâu”.

Tu-95 thiết kế hai khoang bom cho phép tải tối đa 15 tấn bom các loại.

Tu-95 thiết kế hai khoang bom cho phép tải tối đa 15 tấn bom các loại.

Nhưng điều đặc biệt nhất, nó có khả năng triển khai các tên lửa hành trình chiến lược như Kh-55, Kh-101/102 trên 8 giá treo ở cánh và thân.

Nhưng điều đặc biệt nhất, nó có khả năng triển khai các tên lửa hành trình chiến lược như Kh-55, Kh-101/102 trên 8 giá treo ở cánh và thân.

Với loại tên lửa Kh-101 mang đầu đạn thông thường, Tu-95 có thể hủy diệt mục tiêu nằm cách xa tới hơn 4.000km, ngoài hoàn toàn tầm phòng không của đối phương.

Với loại tên lửa Kh-101 mang đầu đạn thông thường, Tu-95 có thể hủy diệt mục tiêu nằm cách xa tới hơn 4.000km, ngoài hoàn toàn tầm phòng không của đối phương.

 

Tại Syria, Tu-95 từng bắn thử nghiệm thành công các loại tên lửa hành trình trên và được đánh giá là quá tuyệt vời, không thể chê vào đâu được.

Tại Syria, Tu-95 từng bắn thử nghiệm thành công các loại tên lửa hành trình trên và được đánh giá là quá tuyệt vời, không thể chê vào đâu được.

Đuôi máy bay Tu-95 vẫn duy trì một ụ pháo 23mm tự động để đối phó tiêm kích bám đuôi. Dẫu vậy, có lẽ người ta chỉ đặt cho có vì thực ra ở thời điểm hiện tại ụ pháo đuôi không có tác dụng mấy.

Đuôi máy bay Tu-95 vẫn duy trì một ụ pháo 23mm tự động để đối phó tiêm kích bám đuôi. Dẫu vậy, có lẽ người ta chỉ đặt cho có vì thực ra ở thời điểm hiện tại ụ pháo đuôi không có tác dụng mấy.

Dù được nâng cấp sâu về vũ khí, động cơ nhưng cabin Tu-95 vẫn là công nghệ những năm 1950.

Dù được nâng cấp sâu về vũ khí, động cơ nhưng cabin Tu-95 vẫn là công nghệ những năm 1950.

Ước tính Không quân Nga hiện còn duy trì khoảng 60 chiếc Tu-95 gồm 2 phiên bản: 48 Tu-95MS và 12 Tu-95MSM.

Ước tính Không quân Nga hiện còn duy trì khoảng 60 chiếc Tu-95 gồm 2 phiên bản: 48 Tu-95MS và 12 Tu-95MSM.

Trong đó, loại Tu-95MSM hay còn gọi là Tu-95MS16 trang bị radar Novella-NV1021 thế hệ mới tăng khả năng tác chiến, hệ thống hiển thị thông tin SOI-021 và tổ hợp phòng thủ trên không Meteor-NM2. Nga có ý định nâng cấp toàn bộ Tu-95MS lên chuẩn MSM trong tương lai.

Trong đó, loại Tu-95MSM hay còn gọi là Tu-95MS16 trang bị radar Novella-NV1021 thế hệ mới tăng khả năng tác chiến, hệ thống hiển thị thông tin SOI-021 và tổ hợp phòng thủ trên không Meteor-NM2. Nga có ý định nâng cấp toàn bộ Tu-95MS lên chuẩn MSM trong tương lai.

 

Vũ khí - khí tài
Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm