Quốc tế

Hải quân Iran bị tên lửa 'nhái' Trung Quốc 'phản chủ'

Một tàu hậu cần của Hải quân Iran vừa bị tàu khu trục của nước này “vô tình” bắn hạ bằng tên lửa “nhái” Trung Quốc trong cuộc diễn tập ở vịnh Ô-man, làm nhiều người thương vong.

S-300 'thờ ơ' khi Tướng cấp cao của Iran ở Syria bị Israel tiêu diệt? / Mỹ khẳng định vẫn là một bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran, Nga lên tiếng

Theo báo cáo của CCTV (Trung Quốc), trong cuộc tập trận của Hải quân Iran ở vịnh Ô-man hôm 10/5, tàu khu trục IRIS Jamaran 76 đã bắn nhầm tên lửa và đánh chìm tàu hỗ trợ hậu cần Konarak, cũng thuộc lực lượng này. Vụ việc được cho đã khiến 30-40 người thương vong, 19 quân nhân thiệt mạng.

Hải quân Iran bị tên lửa 'nhái' Trung Quốc 'phản chủ'
Tàu Jamaran phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập. Nguồn: eastday.com.

Tàu khu trục IRIS Jamaran 76 là tàu khu trục nội địa đầu tiên của Iran cũng là tàu lớp Moudge đầu tiên của Tehran. Con tàu này được bàn giao cho Hải quân Iran ngày 19/2/2010, có lượng giãn nước 1.420 tấn, dài 94 m, biên chế thủy thủ đoàn 140 người và tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Căn cứ vào ngoại hình có thể thấy, tàu lớp Moudge chính là phiên bản nội địa hóa của tàu khu trục hạng nhẹ Vosper Mark 5 do Anh chế tạo và bán cho Iran từ những năm 1960.

Tàu Konarak bị tiêu diệt do tàu này không kịp rời khỏi vùng nguy hiểm và tên lửa bắn sớm so với dự kiến. Điều đáng chú ý là tàu Konarak bị “bắn hạ” bằng tên lửa chống hạm Noor, đây là sản phẩm được Iran phát triển dựa trên công nghệ tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc. Tên lửa chống hạm C-802 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa chống hạm YJ-83 nội địa Trung Quốc. Đây là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ thế hệ thứ hai của Trung Quốc, được cải tiến từ tên lửa C-801 được gọi là "Cá bay Trung Quốc".

Hải quân Iran bị tên lửa 'nhái' Trung Quốc 'phản chủ'
Tên lửa chống hạm Noor phiên bản phóng từ đất liền. Nguồn: eastday.com.

Iran đã mua một số lượng lớn tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc vào giữa những năm 1990 để thay thế những tên lửa chống hạm C-201 lạc hậu. Trên cơ sở công nghệ tên lửa C-802, Tehran đã cải tiến và tự chế tạo tên lửa chống hạm Noor, đây là loại tên lửa quan trọng để Iran kiểm soát Eo biển Hormuz. Tên lửa này có 2 phiên bản, một loại phóng từ máy bay, loại khác phóng từ các xe phóng di động trên mặt đất. Phiên bản trên không được Iran tích hợp sử dụng trên máy bay chiến đấu F-4E do Mỹ sản xuất, khiến nó có năng lực tấn công các mục tiêu trên biển từ cự ly xa.

Tên lửa Noor có tầm bắn 170 km, vận tốc cận âm và mang theo đầu đạn nặng 165 kg, nó thực hiện được đường bay sát mặt biển và chuyển động theo hình zíc-zắc để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương. Tên lửa này đã từng lập chiến tích “đáng nể” khi tiêu diệt được tàu Mỹ trong cuộc chiến tranh Libanon 2006 nhằm chống lại lực lượng Hezbollah.

Hải quân Iran bị tên lửa 'nhái' Trung Quốc 'phản chủ'
Tàu khu trục IRIS Jamaran 76 lớp Moudge của Iran. Nguồn: eastday.com.

Khi đó, tàu INS Hanit được giao nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi cách bờ biển Beirut 10 hải lý, một quả tên lửa đối hạm Noor phóng từ đất liền đã bắn trúng phần đuôi INS Hanit, sát khu nhà chứa trực thăng gây hư hỏng nặng cho con tàu và loại nó ra khỏi vòng chiến đấu.

 

Tuy nhiên điều này đã là quá khứ, Mỹ và Israel đã có thể hoàn toàn khắc chế loại tên lửa “nhái” Trung Quốc này. Năm 2016, khu trục hạm USS Mason của Hải quân Mỹ được triển khai tới bờ biển Yemen để hỗ trợ chiến dịch quân sự của liên quân Saudi Arabia, nó đã nhiều lần bị tên lửa chống hạm tấn công nhưng chẳng hề hấn gì.

Vụ việc đầu tiên diễn ra vào ngày 9/10, USS Mason khi đó đang hoạt động trong eo biển Bab-el-Mandeb thì phát hiện 2 tên lửa chống hạm của Houthi phóng tới. Tàu Mỹ phóng một quả tên lửa phòng không tầm xa SM-2 và một quả tầm trung RIM-162 để đánh chặn. Kết quả là 2 tên lửa Noor đâm xuống biển, không rõ là vì bị đánh chặn hay mất tín hiệu.

Hải quân Iran bị tên lửa 'nhái' Trung Quốc 'phản chủ'
Mỹ và đồng minh Trung Đông đã khắc chế được tên lửa Noor “nhái” C-802 của Trung Quốc. Nguồn: eastday.com.

Vào ngày 12/10, 2 quả tên lửa Noor khác của Houthi lại nhằm vào tàu USS Mason. Một quả tiếp tục đâm xuống biển, quả còn lại nhiều khả năng bị đánh chặn ở khoảng cách 8 km. Không quân Hải quân Mỹ không kích phá hủy 3 trạm radar của Houthi để trả đũa.

Đến ngày 15/10, Houthi phóng cùng lúc 5 tên lửa chống hạm Noor vào USS Mason. Lần này tàu khu trục Mỹ thực hiện nhiều biện pháp đối phó gồm phóng mồi bẫy radar và nhiệt và bắn tên lửa phòng không SM-2. Cả 5 tên lửa Noor đều bị đánh chặn hoặc đánh lừa nên không thể đến mục tiêu.

Chỉ thông qua một khu trục hạm đơn lẻ mà đã vô hiệu hóa được cả loạt tên lửa của Iran, điều này cho thấy tên lửa Noor đã không còn có thể đe dọa được lực lượng Mỹ và đồng minh ở Trung Đông.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm