Hải quân Mỹ lo "sốt vó" đối phó với dàn tên lửa hùng mạnh của Trung Quốc
Tuần dương hạm chống ngầm lớn nhất của Nga chính thức "nhận sổ hưu" / Không quân Syria tổn thất nghiêm trọng khi mất thêm ‘xe tăng bay’ Mi-25
Sputnik cho hay, trong bản đề xuất ngân sách của Hải quân Mỹ cho năm tài khóa 2021, hải quân Mỹ muốn mua thêm 1.625 tên lửa các loại bao gồm các tên lửa tầm xa. Với con số này, đề xuất mua thêm tên lửa của hải quân Mỹ đã vượt gần 20 lần so với bản kế hoạch 5 năm được đưa ra vào năm 2016.
Theo tờ Defense News, hải quân Mỹ muốn sở hữu 189 tên lửa Naval Strike Missile (NSM), 210 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), 451 bộ linh kiện để nâng cấp các tên lửa hành trình Tomahawk lên chuẩn Maritime Strike (tên lửa Tomahawk phiên bản tấn công trên biển), 775 tên lửa SM-6 của Tập đoàn Raytheon vốn là phiên bản phòng không của tên lửa RIM-174.
“Bản đề xuất ngân sách là dấu hiệu lớn về việc hải quân Mỹ thực sự quan tâm tới chất lượng và số lượng của các tên lửa chống hạm. Việc mua thêm số lượng lớn LRASM cho thấy, hải quân Mỹ muốn tích hợp tên lửa này vào các chiến hạm mặt nước cỡ lớn. Động thái của Mỹ dương như sẽ khuyến khích thêm các đồng minh như Australia và Nhật Bản mua thêm những loại vũ khí tối tân”, ông Eric Sayers, một chuyên gia an ninh quốc phòng chia sẻ với Defense News.
Hồi tuần trước, Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng (DSCA) thông báo, 200 LRASM đã được bán cho Australia với tổng giá trị thương vụ là 990 triệu USD nhằm tăng cường năng lực đối phó với hải quân Trung Quốc.
Sức mạnh "đáng gờm" của tên lửa Trung Quốc
Trên thực tế, nhiều loại tên lửa mà hải quân Mỹ muốn mua có tầm hoạt động mở rộng để đối phó với số lượng lớn các tên lửa chống hạm vốn có tầm bắn lớn mà hải quân Trung Quốc đang sử dụng.
Máy bay ném bomXian H-6N của Trung Quốc. (Ảnh: Sputnik) |
Theo Sputnik, với sự ra đời của Lực lượng Tên lửa, quân đội Trung Quốc đã thể hiện mức độ quan tâm đặc biệt tới những loại vũ khí tầm xa có thể ngăn chặn chiến hạm Mỹ lại gần khu vực bờ biển Trung Quốc.
Hiện hải quân Trung Quốc sở hữu 3 loại tên lửa "đáng gờm" là YJ-12 với tầm bắn 400 km, YJ-18 tầm bắn 540 km và tên lửa chống hạm siêu thanh CM-401 có tầm bắn 290 km.
Ngoài ra, hai tên lửa đạn đạo chống hạm nguy hiểm hơn của quân đội Trung Quốc còn có: một tên lửa là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng-21 với tầm bắn được cải tiến mà theo giới tình báo Mỹ có tầm bắn từ 3.000 – 4.000 km. Một loại khác là tên lửa đạn đạo tầm ngắn cải tiến có phạm vi hoạt động lên tới 900 km. Cả hai loại tên lửa này của Trung Quốc đều là tên lửa đạn đạo phóng từ trên không bằng oanh tạc cơ Xian H-6.
Thậm chí, theo Sputnik, tầm bắn của hai loại tên lửa trên của Trung Quốc còn vượt xa phạm vi hoạt động của các radar trên tàu chiến Mỹ.
Trong khi đó, tên lửa NSM do tập đoàn Kongsberg của Mỹ sản xuất có phạm vi hoạt động là từ 185 – 555 km và LRASM là 370 km. Tuy nhiên, phiên bản cải tiến Maritime Strike Tomahawk được cho có tầm bắn 1.600 km và đi vào hoạt động vào năm 2023.
Quy mô hải quân Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc hiện có quy mô lớn hơn hải quân Mỹ. Theo đó, hải quân Trung Quốc có 300 tàu còn Mỹ là 290 tàu.
Tờ Defense News cho hay, số lượng tàu của hải quân Trung Quốc có thể tăng lên thành 420 chiếc và năm 2035, trong khi hải quân Mỹ có tham vọng mở rộng hạm đội lên 355 tàu vào năm 2030.
Đặc biệt, hải quân Trung Quốc không chỉ tăng về quy mô mà còn tăng về độ hiện đại. Theo đó, Trung Quốc cho thay thế các tàu lỗi thời bằng những chiến hạm tối tân.
Hồi tháng Một, hải quân Trung Quốc đã cho nhập biên chiếc tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 đầu tiên mang tên Nanchang. Nanchang hiện là chiến hạm lớn nhất ở châu Á và lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau các tàu lớp Zumwalt của hải quân Mỹ.
Hồi cuối năm 2019, Trung Quốc cũng đã đưa tàu sân bay nội địa đầu tiên Sơn Đông gia nhập lực lượng hải quân và hoàn tất quá trình đóng tàu tấn công đổ bộ đầu tiên Type 075.
End of content
Không có tin nào tiếp theo