Hải quân Nga khai tử hàng hoạt siêu chiến hạm và tàu ngầm nguyên tử
'Súng bắn tỉa Nga xuyên thủng áo giáp tốt nhất' / 3 tàu ngầm Nga từng chinh phục Bắc Cực
Giới quân sự Nga đã ký hợp đồng để tiêu huỷ chiếc tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa "Đô đốc Lazarev". Nga đang triển khai sản xuất mới hàng loạt những tàu chiến nước sâu. Nhà máy Sửa chữa tàu số 30 và Tập đoàn "Atom" đã nhận được bản hợp đồng tiêu huỷ chiếc tàu.
Đến tháng 8 năm nay, nhà thầu sẽ phải dựng xong bệ tháo dỡ để chiếc tuần dương hạm đi nốt đoạn đường cuối cùng của mình bên trên đó. Công tác tiêu huỷ sẽ hoàn tất vào năm 2025 và sẽ tiêu tốn mất của ngân sách nhà nước Nga tới 5 tỷ rúp.
Trên thực tế, quyết định về mặt nguyên tắc liên quan tới số phận của tuần dương hạm này đã được đưa ra từ năm 2018. Nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga khi đó từng thông báo về một loạt quyết định tiêu huỷ 6 chiếc tuần dương hạm và tàu ngầm nguyên tử.
Trong số những tàu chiến bị "lĩnh án" cùng lúc có hai đại diện của đề án 1144 "Orlan": Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev.
Những người khổng lồ của chiến tranh lạnh
Các tuần dương hạm đề án 1144 "Orlan" được thiết kế và chế tạo vào thời kỳ hoàng hôn của Liên Xô và dựa vào toàn bộ sức mạnh của lĩnh vực khoa học và công nghiệp khi đó.
Công tác chế tạo được bắt đầu vào năm 1973, còn chiếc cuối cùng trong số những gã khổng lồ này được hoàn tất sau khi đất nước tan rã, vào năm 1996.
Trong số 7 chiếc theo kế hoạch, chỉ có 4 chiếc được chế tạo: Đô đốc Ushakov, Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nakhimov và Pier Đại đế.
Kết quả là hạm đội hải quân Liên Xô, và sau này là Nga, đã tiếp nhận những chiếc tàu chiến mặt nước lớn nhất (chỉ sau các tàu sân bay Mỹ) và được vũ trang hạng nặng nhất trên thế giới. Các chuyên gia NATO thậm chí còn sử dụng một thuật ngữ chuyên biệt – đó là là "Kirov-class battlecruiser" - "các tuần dương hạm lớp Kirov".
Vì thiếu tiến, Hải quân Nga quyết định khai tử hàng loạt chiến hạm lừng lẫy một thời.
Sau khi bắt đầu thời gian phục vụ, những tàu chiến này thuộc loại "vũ khí thay đổi luật chơi", có nghĩa là gây tác động về mặt nguyên tắc lên tương quan lực lượng trong vùng, nơi chúng có mặt.
Và không có gì lạ: Hoả lực chính của mỗi chiếc "Orlan" là 20 tên lửa chống hạm "Granit", đảm bảo khả năng tiêu diệt từ xa các nhóm tàu chiến của đối phương bằng những mang đầu đạn hạt nhân. Các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 hoặc vệ tinh sẽ dẫn hướng cho những tên lửa này tấn công các mục tiêu ở những khoảng cách xa.
Hệ thống phòng không của các tàu chiến này khiến người ta phải tôn trọng và đối phương phải dè chừng: Thành phần lá chắn phòng không chủ lực là các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 biến thể hải quân, cho phép không chỉ hạ gục những mục tiêu khí động học (máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình), mà còn bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Hệ thống phòng không tầm xa trên 3 chiếc tuần dương hạm đầu tiên được bổ sung thêm bằng tổ hợp tên lửa phòng không "Osa-M" biến thể tàu chiến, còn "Pier Đại đế" được trang bị hệ thống "Kinzal" hoàn thiện hơn, sử dụng các tên lửa như của tổ hợp "Tor-M1".
Kho tên lửa này được bổ sung thêm bởi những khẩu hải pháo độc đáo AK-130 - cỡ nòng 130mm, với khả năng bắn ra từ 20 đến 86 viên đạn/phút và nhằm vào các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 25km, cũng như các loại vũ khí chống hạm và ngư lôi và những hệ thống gây nhiễu, mồi bẫy.
Cuối cùng, mỗi tuần dương hạm có thể mang 2 chiếc trực thăng với khả năng phát hiện các tàu ngầm của đối phương và tiêu diệt chúng bằng bom dẫn đường và tên lửa ngầm ở khoảng cách lên tới 200km. Những chiếc trực thăng này có thể đóng vai trò chỉ dẫn mục tiêu cho các tên lửa chống hạm "Granit".
Với hỏa lực cực mạnh và tải trọng lớn như vậy (gần 26 nghìn tấn), các tuần dương hạm đương nhiên sẽ phải trở thành nền tảng cốt lõi của Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương (Nga). Nhưng điều này đã không xảy ra.
Đắt hơn vài chiếc tàu chiến mới…
Các tàu chiến khổng lồ là thú chơi quá đắt đỏ đối với nền kinh tế bị bào mòn bởi những cuộc cải cách hồi thập niên 1990. Chỉ có hai đại diện đầu tiên của dòng tàu chiến này được hoàn thiện để phục vụ Hạm đội hải quân Liên Xô: Đó là "Đô đốc Ushakov" và "Đô đốc Lazarev".
"Đô đốc Nakhimov" được hạ thuỷ vào năm 1988, còn "Pier Đại đế" chỉ được biên chế vào năm 1996, khi ông Eltsin được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Hiện giờ, chỉ có hai tuần dương hạm đóng sau cùng vẫn còn đang phục vụ.
"Pier Đại đế" là lá cờ đầu của Hạm đội Biển Bắc, còn "Đô đốc Nakhimov" đang hoàn tất quá trình nâng cấp vốn đã kéo dài từ nhiều năm nay.
Chiếc tàu đầu tiên của đề án, "Đô đốc Ushakov", chưa hề ra khơi từ cuối thập niên 1990. Nó bị đưa ra khỏi biên chế từ lâu và chờ tiêu huỷ trong nhiều năm. Với "Đô đốc Lazarev" thì tình hình không hẳn như thế.
Về hình thức, nó đã được đưa vào niêm cất, tuy nhiên lãnh đạo hải quân thường xuyên đắn đo: Tiêu huỷ hay nâng cấp chiếc tàu chiến độc đáo này?
Quyết định về việc tháo dỡ lần đầu tiên được đưa ra hồi năm 1999, tuy nhiên một năm sau đó, khi chính quyền thay đổi ở Nga, người ta đã bố trí được ngân sách để đưa chiếc tàu vào niêm cất.
Vào năm 2004, các chuyên gia của nhà máy "Zvezda" đã tháo những lò phản ứng hạt nhân khỏi chiếc tuần dương hạm để tránh xảy ra sự cố phóng xạ không đáng có. Vào năm 2009, Bộ Quốc phòng Nga thông báo về dự định đưa "Lazarev" quay trở lại hàng ngũ.
Trong năm 2011 đã xuất hiện những thông tin về việc cơ quan này đang phối hợp với ngành công nghiệp quốc phòng xây dựng kế hoạch hiện đại hoá.
Trong những năm sau đó, các kế hoạch này dường như bắt đầu đi vào cuộc sống:
Hồi tháng 12/2014, chiếc tàu hoàn tất quá trình sửa chữa theo kế hoạch, còn vào năm 2015, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng, vì thay đổi học thuyết hải quân, Nga dự định quay trở lại đại dương và tiếp nhận các phương tiện chiến đấu để hoạt động ở khu vực nước sâu - người ta đã quyết định hồi sinh chiếc tuần dương hạm.
Tuy nhiên, cuối cùng cán cân đã ngả sang hướng "không hồi sinh".
Khi bình luận về quyết định cuối cùng liên quan tới việc tiêu huỷ chiếc tàu được đưa ra, nguồn tin của hãng thông tấn Interfax trong giới công nghiệp-quân sự cho biết rằng nó đã được đưa ra sau khi đánh giá hiện trạng kỹ thuật của "Lazarev".
Một số siêu chiến hạm của Hải quân Nga có thể may mắn thoát án tử.
Việc hồi sinh sẽ tốn kém hơn đóng mới vài chiếc tàu chiến nước sâu hiện đại. Đó đúng là chiếc tàu cũ, mà đã vài chục năm không hoạt động. Những kế hoạch tiêu huỷ được đưa ra dựa trên một logic: Quá trình chế tạo hàng loạt các tàu chiến nước sâu mới đang diễn ra.
Có thể nói rằng "Lazarev" đã không gặp may. Bạn cùng lớp "Đô đốc Nakhimov" cũng ở trong tình trạng tương tự: Nó được đưa đi sửa chữa hồi năm 1999, nhưng hoạt động này chỉ thực sự được triển sau 14 năm, vào năm 2013.
Có thể tuổi đời "Lazarev" lớn hơn "Nakhimov" 5 năm đã khiến nó có kết cục buồn, hoặc cũng có thể do công tác bảo quản được thực hiện không kỹ lưỡng.
Dù thế nào đi chăng nữa, gần 20 năm làm ngơ, thiếu nguồn lực và đắn đo của Hải quân Nga cuối cùng đã khiến chiếc tuần dương hạm phải trả giá. Những khoản tiền được bỏ ra để khôi phục nó từng phần như gió vào nhà trống.
Bàn giao vị trí?
Mặt khác, tiêu huỷ cũng là một phần không thể tách rời trong đời của chiếc tàu chiến, giống như lễ cắt sắt đầu tiên, đặt ki, hạ thuỷ, chạy thử và bàn giao cho hạm đội.
Chỉ số ít các chúa tể của những vùng biển có thể tránh khỏi được điều này, khi biến thành bảo tàng hoặc hi sinh trong các trận hải chiến. Và vì thế, câu hỏi ai sẽ thay thế "Orlan" đang nhận được sự quan tâm hơn cả.
Nga đang tiến hành sản xuất hàng loạt các tàu chiến nước sâu. Đó là những tàu chiến như thế nào, số lượng bao nhiêu và chúng có thể trở thành sự thay thế xứng đáng cho các tuần dương hạm sắp bị tiêu huỷ hay không?
Về hình thức, những kẻ kế vị trực tiếp của "Orlan" sẽ phải là các khu trục hạm đề án 23560 "Lider".
Tàu khu trục đề án 23560 "Lider" - tương lai của Hải quân Nga.
Với lượng choán nước nhỏ hơn hẳn (19 nghìn tấn), các tàu chiến của đề án này phù hợp với những tiêu chuẩn của tuần dương hạm khổng lồ Liên Xô theo các tính năng quan trọng khác:
- Lò phản ứng hạt nhân và tầm hoạt động không giới hạn;
- Hệ thống phòng không trên cơ sở các tổ hợp S-400 hoặc trong tương lai gần là S-500 với 56 tên lửa tầm xa;
- Tổ hợp tên lửa tầm trung "Poliment-Redut", giống tổ hợp phòng không lục quân S-350 "Vityaz" (cả hai cùng sử dụng các tên lửa 9M96 và 9M96M);
- Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir" biến thể hải quân để phòng vệ ở khu vực nước nông.
Các khu trục hạm này sẽ phải được trang bị hải pháo tự động 130mm, 2-3 trực thăng chống hạm và nhiều vũ khí chống ngư lôi.
Đặc điểm quan trọng của "Lider" sẽ phải là các bệ phóng đa năng, đảm bảo khả năng triển khai các tên lửa chống hạm, tên lửa-ngư lôi chống hạm và tên lửa hành trình tầm xa để tiêu diệt những mục tiêu trên bộ. Số lượng các tên lửa này, theo những đánh giá khác nhau, dao động từ 80-90 đến 120-130 quả.
Nói cách khác, "Lider" với mái vòm phòng không khổng lồ, những khả năng phòng thủ chống tên lửa và kho tên lửa chống hạm hiện đại của chúng sẽ phải trở thành vũ khí "thay đổi luật chơi" giống như các tuần dương hạm Orlan trước đó.
Tuy nhiên có một vấn đề: Theo những thông tin mở, Bộ Quốc phòng Nga đã bãi bỏ đơn đặt hàng các tàu chiến này từ năm 2016. Theo những thông tin khác, việc khởi công đóng mới các tàu chiến này bị lùi thời gian (sau năm 2022).
Nếu thông tin này chính xác, Hải quân Nga chỉ có thể tiếp nhận các siêu khu trục hạm vào cuối thập niên 2020, nếu không - sẽ không bao giờ. Dù sao đi chăng nữa, các tàu chiến này sẽ chưa thể xuất hiện bay giờ và trong vài năm tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?