Quốc tế

Báo Mỹ: Pháo Nga có thể hủy diệt các căn cứ NATO

Các nhà phân tích từ Mỹ cho biết pháo binh Nga vượt trội so với Mỹ, do vậy NATO không thể chống chọi trước những khẩu pháo khổng lồ của Nga.

Điều ít biết về "sát thủ săn ngầm" hiện đại nhất của Nga / 'Súng bắn tỉa Nga xuyên thủng áo giáp tốt nhất'

"Lực lượng pháo binh của Mỹ đang thua kém Nga", chuyên gia Michael Peck - một nhà phân tích của tạp chí National Interest cho biết và một bản dịch bài viết của ông ra đã được đăng tải trên Thông tấn xã Liên bang Nga . Ngoài ra theo nhận định, Quân đội Mỹ sẽ gặp khó khăn trong trường hợp đối đầu với pháo cố thủ của Triều Tiên hoặc pháo cơ động của Iran.

Ông Peck cho biết, thái độ xem nhẹ đã làm suy yếu sức mạnh pháo binh của Lực lượng vũ trang Mỹ trong hai thập kỷ, khi Lầu Năm Góc vào đầu những năm 2000 tập trung vào việc đối đầu với các lực lượng dân quân khác nhau trên khắp thế giới, theo kết quả nghiên cứu của công ty phân tích RAND.

Điều này dẫn đến việc máy bay và trực thăng trở thành phương tiện hỗ trợ hỏa lực chính cho binh lính, ví dụ như ở Iraq và Afghanistan, và pháo binh lùi dần về phía sau. Vì sự ưu tiên này, các pháo thủ Mỹ hiện có ít kinh nghiệm hơn nhiều so với đầu thế kỷ 21, nhà phân tích cho biết.

Bao My: Phao Nga co the huy diet cac can cu NATO
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV của Nga sắp được biên chế hàng loạt

Tác giả bài báo lưu ý rằng pháo binh Mỹ đã "teo tóp" trong những năm qua, không giống như Nga. Ông Peck nhấn mạnh rằng Liên bang Nga hiện có tiềm lực quân sự kém hơn so với thời Liên Xô, nhưng Moskva vẫn có những hệ thống vũ khí pháo binh uy lực có khả năng tấn công ở khoảng cách rất xa.

“Mặc dù Quân đội Nga có quy mô nhỏ hơn so với thời Chiến tranh Lạnh, nhưng nước này vẫn có những khẩu pháo mạnh mẽ, nhiều hệ thống tên lửa phóng loạt và tên lửa đạn đạo".

"Nga có thể sử dụng hỏa lực tầm xa với sự hỗ trợ của các loại vũ khí như hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch với tầm bắn gần 100 km hoặc tên lửa đạn đạo Iskander -M có tầm bắn hơn 400 km”, chuyên gia Peck nói.

Nhà phân tích nhấn mạnh, pháo tự hành M109A7 Paladin mà lực lượng Mỹ sử dụng có tầm bắn chỉ dưới 25 km với đạn thông thường và hơn 30 km với đạn phản lực.

Washington và London đã tập trung vào máy bay mang bom được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser và vệ tinh, tuy nhiên không giống như thời đại của các cuộc đụng độ vũ trang ở Vịnh Ba Tư, một kế hoạch như vậy sẽ không còn hiệu quả trong thời đại của chúng ta, nhà báo nói.

 

“Điều này làm dấy lên lo ngại rằng pháo và tên lửa tầm xa của Nga có thể tàn phá các sân bay, hải cảng và căn cứ tiếp liệu của NATO. Các lực lượng mặt đất đang cố gắng cơ động sẽ bị các quả đạn pháo gây thiệt hại".

"Nếu máy bay NATO không thể hạ gục được pháo Nga, thì sau đó pháo binh Mỹ và Anh có thể không đủ khả năng để đối phó với nhiệm vụ này", tác giả lưu ý.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm