Quốc tế

Hạm đội Mỹ 'phục thù' bất thành trước HSMS Gotland

Sau thất bại đầu tiên năm 2005 khi đối đầu với tàu HSMS Gotland của Thụy Điển, biên đội tàu sân bay Mỹ đã 'phục thù' bất thành.

Cường kích khổng lồ Mỹ uy lực hơn nhờ tích hợp vũ khí laser / Chỉ duy nhất Nga chế tạo được tên lửa siêu thanh và vũ khí bắn hạ chúng?

Tạp chí Business Insider của Mỹ cho biết, năm 2005, cuộc diễn tập đối kháng chống ngầm đầu tiên được biên đội tàu sân bay USS Ronald Reagan thực hiện với kẻ thù giả định là chiếc tàu ngầm HSMS Gotland của Hải quân Thụy Điển.

Ngay trong lần đối đầu đầu tiên, tất cả những phương tiện và vũ khí săn ngầm ưu tú nhất của hạm đội Mỹ đều được huy động vào cuộc nhưng vẫn không thể phát hiện ra chiếc HSMS Gotland. Hậu quả là tàu sân bay USS Ronald Reagan giả định đã bị "đánh chìm".

Ham doi My 'phuc thu' bat thanh truoc HSMS Gotland
Biên đội tàu sân bay Mỹ nhận thất bại sau nhiều lần đối đầu với HSMS Gotland.

Liền 2 năm sau đó, vẫn những phương tiện và vũ khí này đã thực hiện thêm nhiều lần diễn tập đối phó với tàu ngầm Gotland nhưng tất cả đều có cùng một kết thúc, đó là biên đội hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh bại.

Để khiến cả hạm đội hùng mạnh của Mỹ là 'nạn nhân', HSMS Gotland được thiết kế tối tân và được đánh giá là mẫu mực trong phân khúc tàu ngầm diesel trên thế giới.

HSMS Gotland thuộc lớp Gotland của Thụy Điển, dài khoảng 61m, là loại tàu ngầm đầu tiên sử dụng hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (có tên gọi Stirling AIP) giúp hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn không khí từ bên ngoài.

Với động cơ Stirling, tàu ngầm Gotland có thể hoạt động dưới nước trong vòng 2 tuần, với tốc độ 9,6km/h hoặc tiêu hao năng lượng pin để đạt tốc độ 27km/h. Để tránh bị phát hiện, tàu được trang bị 27 nam châm điện, có khả năng che giấu tín hiệu từ tính để tránh thiết bị dò tìm từ phương tiện săn ngầm đối phương.

Thân tàu được phủ vật liệu chống tín hiệu định vị thủy âm, còn tháp chỉ huy được làm bằng vật liệu hấp thụ sóng radar. Thiết bị bên trong tàu được phủ lớp đệm giảm âm bằng cao su để hạn chế khả năng bị máy dò tìm bằng sóng âm (sonar) của đối phương phát hiện.

 

Tàu lớp Gotland cũng có khả năng cơ động cực cao, cho phép nó hoạt động gần với đáy biển và thực hiện bước ngoặt gấp. Chính vì sự nguy hiểm của loại tàu ngầm diesel này đã khiến Mỹ đổ tiền thuê chiếc tàu này để học cách đối phó nhưng chưa một lần thành công.

Năng lực chiến đấu của tàu ngầm Gotland là không thể phủ nhận nhưng theo giới chuyên gia, tàu Gotland vẫn rất khó để có thể tham chiến với cường độ cao bởi sự hạn chế của chính công nghệ động cơ này.

Dù là công nghệ đỉnh cao nhưng Stirling vẫn chưa thể trở thành nguồn động lực đẩy chính cho tàu ngầm, vì mức công suất quá thấp so với động cơ diesel-điện thông thường hặc công suất của tàu ngầm hạt nhân.

Cụ thể, trong khi tàu ngầm Kilo cải tiến Project 636 có công suất 5.900 mã lực, thì tàu ngầm Gotland chỉ có công suất gần 2.000 mã lực. Việc giữ được bí mật mà vẫn đảm bảo tính năng vận động vận là một bài toán nan giải mà các cường quốc vẫn chưa thể tìm ra.

Không chỉ có vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, động cơ Stirling chỉ thích hợp để trang bị cho các tàu ngầm hoạt động ở biển xa, thiên về tấn công.

 

Trong khi đó tại những vùng biển nông, biển gần, những lực lượng hải quân nhỏ, thiên về phòng ngự, đề cao yếu tố bí mật trong phục kích thì tàu ngầm Stirling không phát huy được thế mạnh dù chúng được trang bị hệ thống hỏa lực khá mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm