Hé lộ lý do tại sao người Mỹ thán phục và khao khát "Thiên nga trắng" của Nga
Bán "cả thế giới" nhưng vì sao Nga nhất quyết không bán "Thiên Nga Trắng" Tu-160? / Nga nâng cấp 'Thiên nga trắng', báo Mỹ kiêng nể
Theo báo cáo của The National Interest (Mỹ) ngày 5/4, đối với máy bay ném bom chiến lược Tu-160, việc phản xạ tín hiệu radar (khả năng tàng hình) không phải là vấn đề quá quan trọng, các cường quốc quân sự thực sự quan tâm đó là các trang thiết bị quân sự của máy bay này. Giới phân tích Mỹ đã phân tích các đặc điểm của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và kết luận rằng nó không có thiếu sót nào khác ngoại trừ việc không có khả năng tàng hình.
"Thiên nga trắng" Tu-160 của Nga. Nguồn: eastday.com. |
National Interest mô tả Tu-160 là máy bay ném bom nhanh nhất, lớn nhất và nặng nhất thế giới từ trước đến nay. Máy bay này có tải trọng rất lớn, có thể mang theo một số lượng lớn vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng tạo ra nhiều lợi thế cho Tu-160 như: Nâng cao năng lực của máy bay khi ở tốc độ thấp, cánh thẳng cung cấp lực nâng cao hơn ở tốc độ thấp, có hiệu suất khí động học tốt hơn khi ở tốc độ cao.
Thiếu sót duy nhất của máy bay này là thiếu công nghệ tàng hình và đối thủ có thể dễ dàng phát hiện ra. Mặc dù một số thành viên của Duma Quốc gia Nga phản đối nhận xét này, nhưng không đưa ra được ý kiến phản bác, và chỉ nhấn mạnh vào khả năng mang vác của Tu-160 (có thể mang trọng tải 40 tấn).
Điều làm người Mỹ càng thêm thán phục đó là, máy bay Tu-160 được sản xuất từ thời Liên Xô, khi không có công nghệ tàng hình, nhưng máy bay vẫn có “độ nguy hiểm” lớn nhất thế giới từ đó đến nay. Ngày 28/11/1967, Chính phủ Liên Xô đã ban hành Nghị quyết 1098-378, mở ra chương trình thiết kế máy bay ném bom chiến lược liên lục địa.
Sơ đồ thiết kế máy bay Tu-160 của Nga. Nguồn: eastday.com. |
Theo đó, các nhà thiết kế phải đưa ra một máy bay mang vũ khí với thông số bay cực cao. Tốc độ bay khi ở độ cao 18.000 m phải đạt 3.200-3.500 km/h, phạm vi hoạt động phải lên đến 11.000-13.000 km. Cự ly và trần bay khi ở tốc độ cận âm phải lần lượt là 16.000-18.000 m và 11.000-13.000 km. Vào thời điểm đó, Chính phủ Liên Xô không đặt ra bất kỳ chỉ số tàng hình nào.
Trên thực tế, ngay cả đến hiện nay, đặc điểm tàng hình vẫn là điều không cần thiết cho các loại máy bay chiến lược. Tu-160 mang tên lửa hành trình được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, tầm bắn của chúng là hàng ngàn km (các loại dữ liệu khác nhau cho rằng tên lửa hành trình Kh-101 mới nhất có tầm bắn 4.500-5.500 km). Máy bay ném bom chiến lược không phải thực hiện nhiệm vụ đột phá khu vực phòng không, mà là phóng vũ khí từ bên ngoài khu vực phòng thủ, do vậy nó không quá cần khả năng tàng hình.
Tên lửa hành trình Kh-101. Nguồn: eastday.com. |
S-400 Triumph của Nga có thể được coi là vũ khí phòng không có tầm xa nhất trên thế giới, tầm bắn tối đa lên đến 380 km nhưng cũng không thể “với” tới Tu-160. Máy bay này có thể phóng tên lửa hành trình ở khoảng cách 2.000 km từ khu vực phòng không của S-400. Còn trong các cuộc xung đột cường độ thấp thì Tu-160 cũng không yêu cầu phải có khả năng tàng hình. Các lực lượng quân sự không chính thức và các tổ chức khủng bố không có khả năng phát triển radar, tên lửa phòng không hoặc máy bay chiến đấu để có thể đánh chặn được Tu-160.
Mỹ có 140 máy bay ném bom chiến lược, trong đó chỉ có 20 máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình. Chúng ban đầu được thiết kế để chiến đấu trong khu vực phòng không của đối phương vì tầm bắn vũ khí hạn chế. Trên phương diện lý luận, về nguyên tắc không có cái gọi là máy bay tàng hình, tín hiệu phản xạ của máy bay ném bom B-2 trong bước sóng centimet là thấp, nhưng nó có thể nhìn thấy rõ trong bước sóng mét, radar trong các băng tần này là xương sống của lực lượng công nghệ vô tuyến.
Tất nhiên, những điều nói trên không phải nhằm phủ nhận tính quan trọng của khả năng tàng hình, mà ngược lại, chức năng tàng hình là một lợi thế quan trọng. Tất cả các máy bay trong tương lai, bao gồm máy bay ném bom hàng không tầm xa của Nga (PAK DA), dự kiến sẽ được áp dụng công nghệ tàng hình. Chỉ duy nhất đối với Tu-160 thì việc thiếu tàng hình không phải là nhược điểm chính của nó.
Tổ hợp (máy bay) hàng không tương lai của Không quân tầm xa chế tạo theo công nghệ tàng hình của Nga. Nguồn: eastday.com. |
Giới phân tích Mỹ cũng chỉ ra rằng, vấn đề chính là máy bay này có số lượng ít, thậm chí không đủ để trang bị cho một trung đoàn. Không quân tầm xa Nga hiện đang sở hữu 17 máy bay ném bom Tu-160, thuộc Trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng 121, Sư đoàn 22 đồn trú tại Căn cứ không quân Engels.
Chiếc Tu-160M đầu tiên là phiên bản nâng cấp sâu của Tu-160 sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2021, hiện chưa rõ liệu động cơ NK-32-02 của máy bay ném bom mới đã được nâng cấp lên mức yêu cầu hay chưa. Liên Xô đã ngừng sản xuất loại động cơ này vào năm 1991. Cùng với việc hồi phục chế tạo Tu-160M ở Kazan, động cơ này cũng đã tiếp tục sản xuất vào năm 2016. Theo báo cáo, năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua 22 động cơ NK-32-02 cho máy bay ném bom mới, bởi vì trong 10 năm tới sẽ không có loại động cơ nào khác phù hợp hơn.
Có báo cáo cho rằng, Nga sẽ chế tạo 50 máy bay Tu-160M, nhưng không có thời hạn cụ thể nào được công bố. Nếu Nga có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất Tu-160M, thì nó đủ để trang bị cho một Sư đoàn máy bay ném bom. Hiện tại, lực lượng hàng không tầm xa của Nga không thể tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn trong các cuộc xung đột vũ trang thông thường, do các cuộc không kích quy mô lớn đòi hỏi sức mạnh cấp Sư đoàn. Do đó, việc hàng không tầm xa của Nga vẫn chưa hình thành khả năng chiến đấu như vậy chỉ là do vấn đề lực lượng chứ không phải Tu-160 không có chức năng tàng hình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này