Hé lộ vụ tai nạn cường kích F-117 thứ hai của Mỹ ở Nam Tư cũ
Vũ khí “át chủ bài” giúp cường kích Mỹ AC-130J bẻ gãy các đòn tấn công / Forbes nghi ngờ về triển vọng sản xuất cường kích Su-25 tại Gruzia
Thông tin trên được Drive tiết lộ về vụ tai nạn thứ hai của chiếc máy bay này trong một bài viết mới đây.
Theo đó, ấn phẩm của Mỹ đề cập đến cựu phi công F-117 Nighthawk Charlie Heinlein. “Trong tập mới nhất của podcast, The Afterburn, Trung tá Không quân Charlie Heinlein, một cựu phi công F-117 xác nhận những gì đã được đồn đại trong nhiều năm rằng một chiếc máy bay tàng hình thứ hai đã bị người Serbia bắn hạ nhưng đã kịp trở về căn cứ”.
“Các nhiệm vụ trên không của những chiếc F-117, yêu cầu tiếp nhiên liệu mất khoảng sáu giờ, trong đó chuyến bay qua Nam Tư cũ mất 30-45 phút”, ấn phẩm viết.
Đống đổ nát của chiếc F-117 bị bắn rơi trong Bảo tàng Belgrade. (Ảnh: Wikipedia) |
Các khoang bên trong của F-117 Nighthawk có một cặp bom dẫn đường bằng laser. Các máy bay không có phương tiện riêng để phát hiện hệ thống phòng không của đối phương, do đó, các máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon chuyển đổi đã được sử dụng để giải quyết vấn đề này.
Cựu phi công F-117 cho biết, vào đêm khi người Serbia bắn rơi chiếc F-117 Nighthawk, hai chiếc máy bay như vậy đang bay trên bầu trời Nam Tư, cách nhau khoảng 16 km. Theo ông Heinlein, khi đó người Serbia đã “sử dụng khá nhiều pháo phòng không và đôi khi có cả tên lửa”.
“Tôi đã nhìn sang bên phải Belgrade và thấy tên lửa đang tiếp cận. Tôi biết đồng đội thứ hai của tôi đã ở ngoài đó. Sau đó, tôi thấy một lần phóng tên lửa khác, một ánh sáng rực rỡ và thậm chí từ khoảng cách này, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều chi tiết. Một chùm khói bốc ra và sau đó quả cầu lửa này đang tiến về phía bạn”, ông Heinlein nói.
Ông Heinlein cho biết thêm, sau đó ông không thể hiểu được liệu một tên lửa của Serbia có bắn trúng máy bay của đồng đội hay không. Theo hướng dẫn, phi công đã để chiếc F-117 Nighthawk lái tự động, thả bom vào một mục tiêu nhất định và bay lên máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotanker. “Máy bay của anh ấy không ở trong tình trạng tốt”, ông Heinlein nói về chiếc F-117 Nighthawk của đồng đội của mình.
Vào tháng 7/2019, một chiếc F-117 Nighthawk được phát hiện trên Thung lũng Chết, California. Theo Combat Aircraft, đây như là một mô phỏng máy bay địch. Đồng thời, bình luận về việc này trên Twitter, Drive lưu ý rằng trên thực tế, sự xuất hiện của chiếc F-117 có thể là một cuộc thử nghiệm hệ thống triệt tiêu bức xạ hồng ngoại của thân máy bay.
Trước đó, công ty Lockheed Martin của Mỹ trong giai đoạn 1983-1990 đã sản xuất 64 chiếc máy bay chiến thuật cận âm F-117 Nighthawk với nhiều sửa đổi khác nhau. Vào tháng 4/2008, chiếc máy bay này được Không quân Mỹ cho ngừng hoạt động. Kể từ đó, F-117 Nighthawk đã nhiều lần được nhìn thấy trong các cuộc thử nghiệm, mục tiêu của nó không được quân đội tiết lộ. Hai trong số những máy bay này đã bị hệ thống tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora tấn công ở Nam Tư (chiếc đầu tiên bị rơi, chiếc thứ hai đã quay trở lại căn cứ).
Từng là biểu tượng nhưng cũng đầy bí ẩn của không quân Mỹ, F-117 là máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng không đương thời. F-117 được thiết kế cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay, các cơ quan đầu não của đối phương.
F-117 tham chiến lần đầu trong cuộc chiến ở Panama năm 1989. Trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, chiến đấu cơ tàng hình này đã thực hiện khoảng 1.300 phi vụ không kích. Ngoài ra, F-117A tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong của mình trong Chiến tranh Kosovo năm 1999 và Chiến dịch tự do bền vững 2003.
End of content
Không có tin nào tiếp theo