Quốc tế

Hệ thống Pantsir-S1 bắn rơi MQ-9

Theo Aviationist, lực lượng phòng không của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tuyên bố vừa bắn hạ chiếc UCAV hạng nặng MQ-9 của Ý trên bầu trời Libya.

Nga dự đoán sai về máy bay An-178 Ukraine / Rơi máy bay tại CHDC Congo, ít nhất 18 người thiệt mạng

Vụ bắn hạ được thực hiện vào chiều 20/11 khi chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 của Không quân Ý xuất hiện trên bầu trời thuộc khu vực do LNA kiểm soát (không rõ địa điểm cụ thể).

Tại thời điểm bị phát hiện, chiếc MQ-9 đang tiến hành trinh sát mục tiêu của LNA và chuẩn bị khai hỏa. Tuy nhiên, toàn bộ chuyến bay đã lọt vào tầm giám sát của hệ thống phòng không Pantsir-S1.

Ngay khi lọt vào tầm bắn, một quả đạn của Pantsir-S1 đã được phóng đi và đánh trúng khiến chiếc MQ-9 vỡ thành nhiều mảnh và nhanh chóng rơi xuống đất.

Chiếc MQ-9 bị LNA bắn hạ.

Chiếc MQ-9 bị LNA bắn hạ.

Để chứng minh chiến công của mình, các tay súng của LNA còn công bố hình ảnh những mảnh vỡ chiếc UCAV thu được thấy phù hiệu của Không quân Ý. Mặc dù vậy, Không quân Ý vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về thông tin và hình ảnh được công bố.

Tuyên bố của LNA về việc dùng Pantsir-S1 bắn hạ chiếc MQ-9 cũng đồng nghĩa với việc, hệ thống phòng không do Nga sản xuất này đã lần thứ 3 bắn hạ thành công dòng UAV tối tân.

Chiếc UAV bị bắn hạ ngay trước đó là Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và chiếc Orbiter-3 Israel sản xuất. Theo thông tin Aviationist cung cấp, ngoài Pantsir-S1, hiện lực lượng LNA còn sở hữu đạn tên lửa V-600 thuộc hệ thống S-125 Pechora có thể đánh chặn những mục tiêu ở tầm cao và xa hơn.

Điều đặc biệt LNA đã hoán cải để triển khai S-125 trên bệ phóng di động khiến chúng nguy hiểm hơn rất nhiều. Sau cải tiến, vùng diệt mục tiêu hiệu quả của tổ hợp tên lửa S-125 đã được mở rộng đáng kể với cự ly bắn xa nhất tới 40km và chiều cao tới 25km.

 

Trong đó, hai loại đạn tên lửa được trang bị đầu tự dẫn bán chủ động và đầu tự dẫn chủ động. Các đầu tự dẫn này có thể bắt bám mục tiêu là máy bay tiêm kích kiểu như MiG-29 ở cự ly ít nhất là 20km với xác xuất diệt mục tiêu tăng đáng kể, đạt khoảng 0,9 đối với mỗi phát bắn.

Radar chiếu xạ sau nâng cấp có khả năng phát hiện mục tiêu với diện tích phản xạ radar hiệu dụng 5m2 từ cự ly 130km và có thể cùng lúc bắt bám, điều khiển nhiều tên lửa nhắm vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Với những thông số này cho thấy, không cần đến Pantsir-S1, hệ thống S-125 của LNA cũng đủ sức đánh bại cả những chiến đấu cơ thế hệ mới và vũ khí phòng không trong tay lực lượng này đủ sức đe dọa những chiến đấu cơ tối tân nhất hiện nay của đối phương.

Một số hình ảnh về chiếc MQ-9 bị bắn hạ

He thong Pantsir-S1 ban roi MQ-9

He thong Pantsir-S1 ban roi MQ-9

He thong Pantsir-S1 ban roi MQ-9

He thong Pantsir-S1 ban roi MQ-9

He thong Pantsir-S1 ban roi MQ-9
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm