Hệ thống tác chiến điện tử của Nga làm F-22 và F-35 "lạc lối" ở Trung Đông
Thêm tín hiệu xấu đối với triển vọng "tái ngũ" của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov / Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hoạt động quân sự tại Syria
Kể từ khi Quân đội Nga tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria, lực lượng Chính phủ Syria đã liên tục giành chiến thắng, cùng với đó Mỹ cũng dần mất quyền kiểm soát tình hình Syria. Nga hỗ trợ chính phủ Syria, đồng thời cũng biến Syria trở thành nơi kiểm nghiệm thực tế hiệu quả chiến đấu của nhiều loại vũ khí mới.
Theo thống kê của Đài truyền hình Al-Jazeera hôm 15/2, Nga đã đưa đến Syria hơn 300 vũ khí mới, bao gồm máy bay chiến đấu Su-57, tên lửa phòng không S-400, robot chiến đấu, hệ thống tác chiến điện tử, máy bay ném bom... Đáng chú ý, trong số các loại vũ khí mới của Nga, hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha là cái tên ít được nhắc đến nhưng lại là “sát thủ” hiệu quả nhất của Moscow ở Syria.
Hệ thống này đã chiến thắng trong trận chiến bí mật với F-22 và F-35, khiến một số linh kiện điện tử của máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ bị tê liệt và “suýt” không thể trở lại căn cứ. Theo báo cáo mới nhất của tạp chí The National Interest, các nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ rằng, hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga thử nghiệm ở Syria đã làm hư hỏng nặng hai máy bay chiến đấu tối tân F-22 và F-35 của Mỹ chế tạo. Do bị can thiệp điện tử, một số thành phần điều hướng của hai máy bay này đã xảy ra lỗi nghiêm trọng và cần phải được thay thế, điều này cũng làm cho phi công mất phương hướng trong một thời gian và “suýt” không thể trở về căn cứ.
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha đã được Nga đưa đến Syria để kiểm tra khả năng chiến đấu thực tế. Nguồn: Sohu. |
Không chỉ có Mỹ, các phi công Israel thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công vào Syria cũng tiết lộ, các máy bay chiến đấu của họ thường bị lỗi tín hiệu GPS. Có thể khẳng định rằng, Nga đã có công nghệ gây nhiễu ngăn chặn các máy bay chiến đấu phương Tây sử dụng GPS, đây sẽ là một “thảm họa” đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào công nghệ dẫn đường thời gian tới.
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha có thể gửi tín hiệu GPS giả đến các máy bay chiến đấu của Mỹ, với cường độ mạnh hơn 500 lần so với tín hiệu GPS thông thường và có thể dẫn máy bay của Mỹ “dạo chơi” vài vòng ở Trung Đông, thậm chí là bay sang khu vực khác ở ngoài Trung Đông.
F-35 do Mỹ chế tạo thường xuyên tham gia vào chiến trường Syria. Nguồn: Sohu. |
Theo báo cáo, hệ thống tác chiến điện tử Krasukha có phạm vi gây nhiễu lên đến 300 km, đáng sợ hơn, nó được lắp trên một khung xe có thể cơ động trên các địa hình. Hệ thống này có thể khiến tất cả các vũ khí dẫn đường GPS bị hỏng, làm gián đoạn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ Không quân Nga và cũng có thể tấn công điện tử vào hệ thống điều khiển trên các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ.
Tướng Raymond Thomas - Tư lệnh Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Mỹ cũng cho biết: “Nga đang sử dụng một loại hệ thống tác chiến điện tử mới để đối phó thiết bị liên lạc của Quân đội Mỹ và các máy bay chiến đấu của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là hệ thống can thiệp vô tuyến mạnh nhất thế giới”.
Hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở Syria làm Tướng Mỹ phải "kinh ngạc". Nguồn: Sohu. |
Trên thực tế, các loại vũ khí của Quân đội Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào tín hiệu GPS để dẫn đường chiến đấu, từ máy bay chiến đấu đến tên lửa, kể cả các chiến dịch hoạt động riêng lẻ cũng không thể tách rời hệ thống định vị toàn cầu. Trong 50 năm qua, Mỹ đã tham gia vào nhiều cuộc chiến như chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, chiến tranh Kosovo… nhưng các đối thủ của Mỹ đều không phải là những quốc gia sở hữu khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ. Tại chiến trường Syria, vũ khí Mỹ đã thực sự gặp phải “khắc tinh” khi Nga can dự vào, và lần đầu tiên trên chiến trường, Mỹ phải đối mặt với khả năng tác chiến điện tử ưu việt, điều này làm Quân đội Mỹ thực sự “bối rối”.
Máy bay Su-24 của Nga đã áp sát chiến hạm của Mỹ ở Biển Đen vào tháng 4/2016. Nguồn: Sohu. |
Không phải chỉ ở Syria Mỹ mới được “nếm trải” khả năng tác chiến điện tử của Nga, một số thông tin chưa được kiểm chứng cho biết, tháng 4/2016 máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 Fencer của không quân Nga và khu trục hạm USS Donald Cooklớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đã “đụng độ” ở Biển Đen. Sau khi sử dụng hệ thống tác chiến điện tử (EW) tích hợp làm tê liệt hệ thống điện tử của tàu USS Donald Cook và làm Su-24 hoàn toàn biến mất trên màn hình radar cảnh giới của tàu Mỹ, các phi công Nga đã điều khiển máy bay này áp sát tàu khu trục USS Donald Cook và thực hiện mô phỏng hành động tấn công vào chiếc khu trục hạm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo