Quốc tế

Hệ thống tên lửa đạn đạo Nga mới triển khai khiến NATO lo lắng

Tên lửa hành trình mới nhất của Nga - Novator 9M729 (NATO định danh SSC-8) là loại tên lửa vừa được lục quân Nga triển khai khiến Mỹ và NATO lo lắng.

Tên lửa không đối không AIM-120: Sát thủ diệt chiến đấu cơ của Mỹ / Ấn Độ phô diễn dàn vũ khí “khủng” trong lễ duyệt binh

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 1

Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động bắt đầu hoạt động năm 2007. Nó còn được gọi là SS-26 Stone, 9M720, 9M723 hoặc "Con trai của Scud", vì nó đã biên chế thay thế Scud B. (ẢnhRussian Defense Ministry)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 2

Nó có ba biến thể khác nhau: Iskander-M, Tender và Iskander-E, đây là phiên bản xuất khẩu. (ẢnhRussian Defense Ministry)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 3

Tên lửa Iskander kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: dẫn đường bằng ảnh vệ tinh và điều khiển quán tính trên đường bay. Khi chỉ dẫn đường và điều khiển bằng quán tính, sai số mục tiêu ở khoảng cách 280km là 30 mét, còn khi sử dụng điều khiển kết hợp cả ảnh vệ tinh và quán tính, sai số chỉ khoảng 2 m. (ẢnhRussian Defense Ministry)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 4

Không chỉ có tầm bắn xa và độ chính xác cao, Iskander còn có khả năng tàng hình để tăng khả năng xuyên qua hệ thống phòng không đối phương. Ngoài lớp sơn phủ bên ngoài bằng vật liệu phức hợp đặc biệt, Iskander còn có kết cấu ngoại hình rất độc đáo chống phản xạ radar. (ẢnhRussian Defense Ministry)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 5

Iskander có đầu đạn dạng chùm, đầu đạn phá, đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh; đầu đạn xung điện từ. Loại Iskander-M mà quân đội Nga sử dụng còn có thể trang bị cả đầu đạn hạt nhân. (ẢnhRussian Defense Ministry)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 6

Hệ thống Iskander có khả năng tác chiến tốt trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, dải nhiệt độ hoạt động trong khoảng ±50oC, xe phóng có thể triển khai tại mọi địa hình. Mỗi quả tên lửa Iskander có vòng đời khoảng 10 năm (vòng đời cơ bản), hoạt động liên tục trong 3 năm mà không cần bảo dưỡng lớn. (ẢnhRussian Defense Ministry)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 7

Ngày 23/01 vừa qua, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga đồng tổ chức cuộc Họp báo nhằm giới thiệu và giải thích về tên lửa 9M729 – một tên lửa đang khiến phương Tây lo lắng tại Công viên Patriot, Kubinka, Moscow. (Ảnh Sputnik)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 8

Đại diện Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ:"chúng tôi hy vọng những thông số kỹ thuật cùng những đánh giá khách quan mà chúng tôi đưa ra về tên lửa 9M729 sẽ dẫn tới việc Mỹ suy nghĩ lại về tiến trình mà họ đang định theo đuổi và điều này sẽ đem đến một cơ hội khác cho đối thoại nhằm bảo vệ Hiệp ước INF". (Ảnh TASS)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 9

Bên cạnh đó Bộ Quốc phòng Nga cũng trưng bày xe mang phóng tự hành cải tiến dành cho tên lửa 9M729, đây là bản sửa đổi từ loại dùng cho Iskander-M/K hiện tại, nó có khả năng mang tới 4 đạn 9M729 thay vì chỉ 2 quả 9M728 và 9M723 như trước kia. (Ảnh AFP)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 10

Tên lửa hành trình 9M729 mà Mỹ cho rằng vi phạm Hiệp ước INF là phiên bản hiện đại hóa của tên lửa hành trình 9M728, thuộc tổ hợp Iskander-M. 9M729 có đầu đạn nặng hơn và hệ thống kiểm soát hỏa lực mới để đạt độ tấn công chính xác hơn., Chỉ huy Lực lượng tên lửa và Pháo binh Nga, ông Mikhail Matveyevsky cho biết. (Ảnh TASS)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 11

Tên lửa 9M729 dài hơn 530mm so với loại tên lửa trước đây, đáp ứng yêu cầu cần nâng cấp của hệ thống Iskander-M. Hầu hết các bộ phận và thiết bị của 9M728 và 9M729 đều giống nhau, theo Trung tướng Mikhail Matvesyevsky. (Ảnh Sputnik)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 12

Một nguồn tin thân cận với sự kiện nói với Thông tấn TASS rằng các đại diện Mỹ không tham dự cuộc họp báo chung hôm 23-1 do Bộ Ngoại giao Nga tổ chức dành riêng cho tên lửa 9M729. (Ảnh TASS)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 13

Mặc dù Nga đã có động thái "xuống nước" nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự và nhà phân tích tình hình thế giới, khả năng để Mỹ giữ lại Hiệp ước INF là rất thấp. (Ảnh Sputnik)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 14

ViệcMỹ rút khỏi Hiệp ước INF không chỉ nhằm vào Nga mà còn hướng đến cả Trung Quốc, khi Bắc Kinh mới thực sự là cường quốc tên lửa tầm trung (bao gồm cả đạn đạo lẫn hành trình) mạnh nhất hành tinh vào thời điểm hiện tại. (Ảnh Sputnik)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 15

9M729 bao gồm đầu đạn, hệ thống hiện đại hóa, bộ phận dẫn đường, hệ thống nhiên liệu, động cơ, được chứa bên trong container dài 7,93 m và rộng 0,514 m. Tên lửa có tầm bắn 50-480 km, so với 50-490 km đối với 9M728. Trong ảnh là ống phóng 9M728 bên cạnh đạn tên lửa 9M723(Ảnh RIA)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 16

Mỹcho rằng Nga đã thử tên lửa hành trình 9M729 của mình trong phạm vi hơn 500 km, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ Andrea Kalan nói với TASS hôm thứ Năm (24/01), bình luận về cuộc họp báo do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga tổ chức hôm thứ Tư. (Ảnh TASS)

he thong ten lua dan dao nga moi trien khai khien nato lo lang hinh 17

"Tất cả các đồng minh NATO đều đồng ý rằng 9M729 không tuân thủ Hiệp ước INF và Nga vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước", Kalan nói và cho biết rằng cuộc họp báo ngắn là "một nỗ lực khác nhằm che giấu sự vi phạm". (Ảnh TASS)./.

Vũ khí - khí tài
Theo vov.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm