Hết thời xe tăng Leopard bị phá hủy
Năm nay quân đội Nga vẫn chưa thể nhận xe tăng T-14 Armata / General Dynamics có thể là nhà phát triển xe tăng hạng nhẹ cho Lục quân Mỹ
Bộ Quốc phòng Đức ngày 23/2 ra tuyên bố cho biết, đã ký hợp đồng với nhà thầu quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel để mua về hệ thống APS Trophy trang bị cho tăng chủ lực Leopard 2.
Theo điều khoản được ký kết, trong giai đoạn 1, Rafael sẽ cung cấp hệ thống Trophy hoàn chỉnh đủ để trang bị cho 17 xe tăng Leopard 2, phụ tùng thay thế và kỹ thuật bảo trì và vận hành.
Tăng Leopard 2 thử nghiệm với Trophy. |
Sau quá trình đánh giá và Trophy đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại Đức, hợp đồng sẽ chính thức khởi động giai đoạn 2 để trang bị Trophy cho tất cả những xe tăng Leopard 2 hiện có trong quân đội Đức.
APS Trophy được ví như tấm "màn thép" bảo vệ các phương tiện thiết giáp trước tên lửa có điều khiển (ATGM) và đạn chống tăng. Hệ thống này được quân đội Israel đưa vào biên chế hồi tháng 8/2009, triển khai lần đầu trên một tiểu đoàn xe tăng với chi phí khoảng 350.000-500.000 USD/tổ hợp.
Hệ thống bao gồm các cảm biến, radar cảnh giới, một máy tính và tổ hợp đánh chặn. Radar của Trophy có thể quét khu vực 360 độ quanh xe để phát hiện tên lửa và đạn chống tăng đang bắn tới. Khi phát hiện mục tiêu, máy tính sẽ phân tích và ra lệnh phóng các quả đạn kim loại để vô hiệu hóa mối đe dọa trước khi nó tiếp cận giáp chính của xe tăng.
"Đến khi chính thức được trang bị Trophy, tăng Leopard được coi là cỗ máy chiến đấu bất khả chiến bại, tình trạng bị tấn công và phá hủy như Leopard của Thổ Nhĩ Kỳ tại chiến trường Syria sẽ không xảy ra", nguồn tin Bộ Quốc phòng Đức cho biết.
Quân đội Đức đang vận hành 328 xe tăng Leopard 2 với các phiên bản 2A6, 2A6M và 2A7. Loại xe này cũng đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của 12 quốc gia trên thế giới, từng tham chiến ở những chiến trường như Afghanistan và Syria.
Điều đặc biệt là tất cả những chiếc Leopard 2 đầu tiên được trang bị Trophy đều đang hoạt động tại Baltic.
Quyết định trang bị hệ thống phòng vệ do Israel sản xuất được Đức đưa ra sau khi tờ Bưu điện sông Rhein (RP) đăng tải rằng, các đơn vị quân đội đầu tiên của Đức được triển khai tới vùng Baltic với thời hạn mỗi đơn vị là 3 tháng. Tổng số 4.400 binh sỹ Đức được cử tham gia vào 17 cuộc diễn tập của NATO và Mỹ ở khu vực phía Đông NATO.
Ngoài ra, Tiểu đoàn bộ binh 411 với 700 binh sỹ và 44 xe tăng từ bang Mecklenburg-Vorpommern cũng được triển khai trong thành phần quân đội Ba Lan, quốc gia giáp giới với bang miền Bắc này của Đức và luôn đứng trên tuyến đầu chống Nga của Mỹ và NATO.
Trong đó, 200 binh sỹ Đức đã cùng nhập vào binh sỹ Mỹ và đóng tại một doanh trại ở Litva. Sắp tới, 150 lính bộ binh tiếp theo của Đức sẽ được triển khai trong ba tháng tới Latvia với mục đích "huấn luyện và diễn tập".
Việc triển khai binh sĩ Đức đến Baltic một lần nữa xoáy sâu vào mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Nga và Đức nói riêng và Nga với phương Tây nói chung. Trước đây, Đức vốn được coi là bạn thân của Moscow.
Chính sách đối ngoại và kinh tế của Tổng thống Putin luôn coi Đức là một đồng minh, một đối tác quan trọng trong thương mại và một "người lắng nghe và thấu hiểu" lợi ích của Nga. Dưới thời Tổng thống Putin, hợp tác năng lượng Nga - Đức mở rộng mạnh mẽ.
Nhưng với sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, cuộc xung đột đang diễn ra ở Đông Ukraine cùng với một số bất đồng khác đã khiến tình bạn Nga-Đức ngày càng trở nên nhạt nhoà. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi Berlin ưu tiên trang bị những cỗ tăng Leopard 2 với hệ thống Trophy cho những đơn vị giáp với Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này