Quốc tế

Hết tiền, Hải quân Anh sẽ 'tổn thương' trước Nga

Hải quân Anh cũng như hải quân các nước NATO và Mỹ sẽ dễ bị tấn công bởi các hạm đội tàu ngầm của hải quân Nga.

Ankara tuyên bố sẽ dùng S-400 đối đầu với Syria / Nga cấp tốc điều "sát thủ diệt tăng" Ka-52M nâng cấp tới Syria trong tình hình 'nóng'

Hải quân Anh sẽ dễ bị tổn thương trước lực lượng hải quân Nga. Thông tin này được các phóng viên của tờ Daily Express của Anh cho biết.

Tàu sân bay HMS Nữ Hoàng Elizabeth hiện là tàu chiến lớn nhất của hải quân Anh.

Các nhà báo Anh đã chỉ ra một thực tế rằng, quân đội Anh đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson đã ra lệnh cho các Bộ trưởng giảm 5% chi phí. Việc cắt giảm ngân sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Bộ Quốc phòng, đặc biệt liên quan đến việc đưa tàu ​​khu trục Type 26 mới vào hoạt động. Nếu tài chính không đủ dự án này sẽ bị chậm tiến độ và các tàu chiến này sẽ không thể đưa vào sử dụng trước năm 2027.

Nhà phân tích quân sự Lan Ballantyne tuyên bố rằng, tình hình này xảy ra có thể trở thành vấn đề lớn đối với London.

Ông tuyên bố rằng, trong vài năm qua các hạm đội Nga đã tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu, trong khi các lực lượng hải quân Anh không đạt được gì đáng kể. Vì vậy, hải quân Anh sẽ dễ bị tổn thương trước một kẻ thù tiềm năng, đặc biệt là Nga.

Trong năm 2020, hải quân Nga sẽ nhận được hơn 480 loại vũ khí và thiết bị mới, trong số đó có2 tàu ngầm, 23 tàu mặt nước và tàu hỗ trợ, 3 máy bay, 4 hệ thống tên lửa ven biển và hơn 400 đơn vị tên lửa và ngư lôi khác nhau.

Ngoài ra, hải quân Nga tiếp tục tái cấu trúc lại hạm đội tàu ngầm. Nga đang chế tạo tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công mới như một phần trong nỗ lực mạnh mẽ hơn để duy trì lực lượng khoảng 50 tàu ngầm.

 

Việc Nga ngày càng tăng cường sức mạnh của hạm đội tàu ngầm và triển khai chúng áp sát các quốc gia châu Âu khiến Mỹ và NATO đang đặc biệt lo ngại.

Để đối phó với xu hướng này, hải quân Mỹ và hải quân các nước NATO đã lên kế hoạch tập trung sức mạnh nhiều hơn vào khu vực Đại Tây Dương, đặc biệt là các vùng biển phía Bắc Đại Tây Dương gần căn cứ hạm đội phương Bắc của Nga trên biển Barents.

“Làm thế nào để hải quân Anh có thể ngăn chặn hải quân Nga? Các lực lượng tàu ngầm của họ có thể tấn công London bằng tên lửa tầm xa? Họ cũng có thể cắt dây cáp ngầm của Anh khiến đất nước này không có internet và các thông tin liên lạc khác”, ông Lan Ballantyne nói.

Theo chuyên gia này, nếu tình hình không thay đổi trong tương lai gần, thì London sẽ phải đưa những chiếc thuyền bơm hơi đến khu vực chiến đấu hoặc hải quân các nước khác tiến hành các hoạt động trên biển.

Ông Lan Ballantyne cũng tin chắc rằng, các đồng minh NATO sẽ ngừng tin tưởng vào Anh, vì nước này không có đủ tàu chiến. Ngoài ra, quốc gia này cũng sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với các đối tác nước ngoài và vùng biển nước ngoài.

 

Nhà phân tích tin rằng, London làm mất danh tiếng đất nước trước đối thủ như Nga, cũng như với các đồng minh. Họ đang phá hủy một cách có hệ thống hạm đội của chính họ và hy vọng rằng, hải quân các nước khác sẽ chiến đấu vì Anh.

“Nếu chính phủ Johnson quyết định cắt giảm ngân sách hải quân Anh, nước này sẽ mất đi quyền lực trong mắt các đồng minh”, nhà phân tích kết luận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm