Quốc tế

Khẩu pháo chống tăng mà nhiều người lính Liên Xô ngại sử dụng

Những khẩu súng chống tăng của Liên Xô này là cơn ác mộng thực sự đối với chính nhiều người lính Hồng quân thông thường.

Cuộc tập trận suýt "châm ngòi" Chiến tranh Thế giới thứ 3 / Nga khiến Mỹ trang bị lại bộ binh

Đây là vũ khí chống tăng chủ lực của Hồng quân trong giai đoạn đầu khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô.

Khẩu súng chống tăng 45mm mẫu “1937” được biết đến nhiều với cái tên ‘Sorokopyatka’ (nghĩa là ‘45 bé nhỏ’).

khau phao chong tang ma nhieu nguoi linh lien xo ngai su dung hinh 1
Pháo chống tăngSorokopyatka. Ảnh: Sputnik.

Trên 16.000 khẩu pháo loại này đã giáp mặt với quân phát xít Đức vào tháng 6/1941. Pháo Sorokopyatka đủ hiệu quả để xử trí các hạng nhẹ của Đức như là Panzer I (Pzkpfw. I), Panzer II, xe tăng hạng trung Panzer III (Pzkpfw. III) và thậm chí cả các mẫu thời kỳ đầu của xe tăng Panzer IV (Pzkpfw. IV).

Theo sách hướng dẫn của Liên Xô dành cho chỉ huy pháo binh cấp thấp, khẩu chống tăng 45mm này phải khai hỏa nhằm vào kẻ thù ở cự ly 800m. Tuy nhiên, tầm bắn hiệu quả nhất của vũ khí này để tiêu diệt xe tăng Đức là ở cự ly 500m.

Nhưng khi để cho xe địch tiến sát như vậy thì pháo đội lại rơi vào mức độ nguy hiểm cao. Nếu xe tăng Đức không bị bắn chính xác và hiệu quả, khẩu pháo chống tăng cùng pháo đội Hồng quân sẽ bị tiêu diệt ngay bởi hỏa lực phản pháo của địch, do khẩu pháo Sorokopyatka chỉ có một lớp giáp bảo vệ rất mỏng (dày có 4,5mm).

Chính vì điều này mà ít người hứng khởi với chuyện gia nhập đội ngũ sử dụng pháo Sorokopyatka. Người ta tin rằng nếu gia nhập lực lượng này thì coi như cầm chắc cái chết. Đó là lý do vì sao khẩu pháo này có biệt hiệu nổi tiếng “Tạm biệt Tổ quốc!”.

Bộ chỉ huy quân đội khi ấy đã có nhiều nỗ lực để động viên các pháo đội 45mm này.

 

Phụ cấp dành cho các pháo thủ 45mm được tăng lên, và họ cũng được nhận thêm phần thưởng cho mỗi chiếc xe tăng địch bị họ tiêu diệt.

Binh sĩ pháo binh Nga khi đó đã bông đùa như thế này: “Lương tăng gấp đôi và cuộc đời ngắn lại một nửa”.

Năm 1942, các xe tăng hạng nhẹ Panzer I và II gần như đã không còn được Đức sử dụng nữa. Phe Đức đưa vào sử dụng những mẫu xe tăng mới được bảo vệ tốt hơn, khiến pháo Sorokopyatka khó lòng hạ gục được. Thế là Hồng quân đã phải thay dần pháo Sorokopyatka bằng các pháo M-42 và ZiS-2 mạnh hơn. Việc sản xuất pháo 45mm (mẫu 1937) đã ngừng hoàn toàn vào năm 1943. Liên Xô đã chế tạo tổng cộng 37.354 cỗ pháo Sorokopyatka.

Sau khi được Hồng quân rút khỏi mặt trận, pháo Sorokopyatka vẫn được các dân quân sử dụng. Do có trọng lượng nhỏ (chỉ 550kg), lại dễ ngụy trang và di chuyển, pháo loại này rất lý tưởng cho việc tổ chức phục kích.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm