Quốc tế

IEA: Nhu cầu dầu thế giới có thể tăng lên mức cao kỷ lục

Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 6% từ năm 2022 đến 2028, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Tiêm kích tàng hình KF-21 Hàn Quốc tiến gần hơn tới thị trường châu Âu / SIPRI: Ngoại giao hạt nhân bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng triển vọng nhu cầu dầu thế giới lên mức cao kỷ lục 102,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, đồng thời cho biết, nhu cầu này sẽ được hỗ trợ bởi các nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn ở các nước đang phát triển.

Trong báo cáo thị trường trung hạn mới nhất được công bố trong tuần qua, IEA dự báo, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 6% từ năm 2022 đến năm 2028, lên mức 105,7 triệu thùng/ngày (bpd), tăng 5,9 triệu thùng/ngày so với mức của năm 2022. Mức tăng trưởng trên sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực hóa dầu và hàng không.

Theo báo cáo, khoảng 3/4 mức tăng trưởng trong giai đoạn 6 năm tới năm 2028 sẽ đến từ châu Á, trong đó Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn tăng trưởng chính vào năm 2027. Nhu cầu dầu mỏ ở Bắc Mỹ và châu Âu sẽ "thu hẹp lại". Trung Quốc, quốc gia đang trải qua sự phục hồi sau đại dịch về nhu cầu dầu mỏ trong nửa đầu năm 2023, được dự đoán sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhu cầu chậm lại từ năm 2024 trở đi.

IEA: Nhu cầu dầu thế giới có thể tăng lên mức cao kỷ lục - Ảnh 1.

(Ảnh: Business Standard)

Tuy nhiên, IEA lưu ý rằng lĩnh vực hóa dầu toàn cầu sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởngnhu cầu dầu toàn cầu, với khí hóa lỏng (LPG), ethane và naphtha chiếm hơn một nửa mức tăng từ năm 2022 đến 2028 và gần 90% mức tăng so với mức trước đại dịch. Theo báo cáo, lĩnh vực hàng không cũng sẽ mở rộng mạnh mẽ khi hoạt động đi lại bằng đường hàng không trở lại bình thường sau khi mở cửa lại biên giới.

Đồng thời, IEA chỉ ra rằng tăng trưởng nhu cầu dầu hàng năm sẽ giảm từ 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2023 xuống 0,4 triệu thùng/ngày vào năm 2028, điều này sẽ đánh dấu "xu hướng về các nguồn phát thải thấp hơn".

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: "Việc chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch đang tăng tốc, với nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt đỉnh trước cuối thập kỷ này khi xe điện, hiệu suất năng lượng và các công nghệ khác phát triển".

IEA lưu ý rằng "sự cải tổ chưa từng có đối với dòng chảy thương mại toàn cầu" và việc giải phóng khẩn cấp kho dự trữ xăng dầu chiến lược của các thành viên IEA vào năm 2022 "đã cho phép xây dựng lại kho dự trữ của ngành, giảm bớt căng thẳng thị trường" trong bối cảnh nhu cầu gia tăng.

 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng cho biết, dự kiến đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu khí sẽ đạt 528 tỷ USD vào năm 2023, mức cao nhất kể từ năm 2015 và tăng 11% so với con số của năm 2022.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm