Quốc tế

INF bị hủy, Nhật cũng muốn tên lửa siêu thanh, tầm xa

Sau khi Mỹ rút khỏi INF, Nhật Bản muốn chế tạo tên lửa tầm trung có tầm bắn 1000 km, có thể bắn tới lãnh thổ của Nga.

Tên lửa mới của Nga khiến Su-57 "đáng mơ ước hơn" / Tên lửa Nga đánh trúng điểm yếu xe tăng đối phương

Tờ Mainichi Shimbun mới đây đã có bài viết cho biết, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng tầm bắn của tên lửa do Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF) bị hủy bỏ. Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ sẽ phân bổ 33,5 tỷ yên (khoảng 320 triệu USD).

Theo kế hoạch của chính quyền Nhật Bản, tên lửa chống hạm Hitonishiki Type 12, có tầm bắn 200 km vào thời điểm hiện tại, sẽ được nâng cấp để tăng tầm bắn trước tiên lên 900 km và sau đó lên 1500 km, cùng với đó là làm tăng khả năng tàng hình trước radar của đối phương.

Được biết, Tokyo dự định hiện đại hóa tên lửa Hitonishiki do thực tế là Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF hồi tháng 2 năm 2019; sau đó, Washington công bố ý định phát triển tên lửa tầm trung mới.

Tác giả viết: “Khi các tên lửa sẵn sàng, theo kế hoạch chúng sẽ được triển khai tại các căn cứ của Mỹ ở châu Á - nhờ đó, có thể tấn công vào Nga, Trung Quốc và Triều Tiên”.

NhưngTokyo nhận thấy nguy cơ trong việc Mỹ triển khai tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của mình.

INF bi huy, Nhat cung muon ten lua sieu thanh, tam xa
Ngoài nâng cấp tên lửa chống hạm Hitonishiki Type 12, Nhật còn mua tên lửa hành trình JASSM-ER và LRASM của Mỹ.

Để tránh tình trạng này, Tokyo muốn chế tạo tên lửa tầm trung của riêng mình. Khi Washington đề nghị triển khai vũ khí của Mỹ ở Nhật Bản, các nhà chức trách nước này sẽ trả lời rằng họ không cần nó, vì họ có "Hitonishiki" với bán kính 1.500 km, bài báo viết.

Bài báo cho biết, nếu tăng tầm bắn, tên lửa Nhật Bản có thể được sử dụng để tiêu diệt các căn cứ tên lửa, sân bay và các mục tiêu khác của đối phương ở phạm vi xa tới 1500km, tức là có thể phóng tới các khu vực lãnh thổ của Nga.

Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng nước này cho biết, dù chế tạo được tên lửa của riêng mình, Nhật Bản vẫn sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của các vệ tinh Mỹ trong cuộc tấn công. Điều này có nghĩa là các lực lượng Mỹ vẫn sẽ quyết định khả năng sử dụng tên lửa Hitonisiki hiện đại hóa. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ tiếp tục tuân theo mệnh lệnh của Mỹ như trước đây.

Hồi tháng 3/2020, giới truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin Bộ Quốc phòng nước này đang xem xét khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo với triển vọng mang đầu đạn siêu thanh trong hai phiên.

Phiên bản đầu tiên dự kiến bắt đầu triển khai vào năm 2026, được thiết kế với chức năng triệt hạ các mục tiêu cố định trên đất liền, còn phiên bản thứ hai, đi vào sản xuất từ ​​năm 2028, sẽ được dùng để diệt các mục tiêu di động trên biển như các tàu nổi cỡ lớn của đối phương.

 

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã có hai dự án mua vũ khí để bảo vệ các “vùng lãnh thổ xa xôi”. Đó là dự án mua tên lửa hành trình đường không JASSM-ER của Mỹ và tên lửa hạng nặng chống hạm LRASM, cả hai đều có tầm bắn xa hơn 1.000 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm