Iran trang bị cho Su-22 tên lửa đạn đạo phóng từ trên không tương tự Rampage của Israel
Xu hướng sửa đổi tên lửa đất đối đất và đưa lên máy bay để trở thành loại không đối đất đang được nhiều cường quốc quân sự tiến hành, đi đầu là Nga với Kh-47M2 Kinzhal hay Israel với Rampge, mới đây Iran cũng chính thức tham dự cuộc đua.
Tiêm kích 'mèo đực' của Iran đủ sức đấu với máy bay Mỹ / Thực hư Iran gửi năm tàu chở dầu đến Venezuela giữa phong tỏa kinh tế Mỹ
Trong lần kiểm tra này tên lửa chưa vẫn được kích hoạt động cơ, nó chỉ được thả rơi cùng một quả bom BDU-33 với mục đích đánh giá độ ổn định của nền tảng.
Tên lửa đạn đạo đất đối đất (hay còn được gọi là pháo phản lực dẫn đường Fajr-4) là vũ khí do Iran tự nghiên cứu chế tạo, quả đạn này có đường kính lên tới 333 mm.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, cho tầm bắn vào khoảng 75 km và mang theo đầu đạn nặng 175 kg, nhưng khi được phóng từ trên không thì con số trên sẽ tăng lên nhiều lần.
Nguyên bản rocket Fajr-4 không được dẫn hướng, nhưng sau đó Iran đã cho ra đời bản nâng cấp có khả năng hiệu chỉnh đường bay thông qua hệ thống định vị toàn cầu.
Phương thức dẫn đường của tên lửa Fajr-4 giúp máy bay mang phóng không được tích hợp radar dẫn bắn như Su-22 vẫn đủ khả năng mang theo loại đạn tấn công lợi hại này.
Xu hướng đưa tên lửa đạn đạo đất đối đất hoặc pháo phản lực dẫn đường lên chiến đấu cơ để trở thành loại không đối đất đang được nhiều cường quốc quân sự trên thế giới áp dụng.
Đi đầu cho xu thế trên là Nga khi họ sửa đổi đạn tên lửa 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M trở thành Kh-47M2 Kinzhal để trang bị cho tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31K.
Tuy nhiên tên lửa Kh-47M2 Kinzhal có nhược điểm là trọng lượng rất nặng, yêu cầu tiêm kích MiG-31K phải gia cố khung thân phức tạp mới đủ sức mang theo quả đạn này.
Không chỉ có vậy, điều kiện phóng của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal cũng rất phức tạp khi máy bay MiG-31K phải leo tới độ cao 20 km và duy trì vận tốc Mach 2 để đạn đạt tới tầm bắn và tốc độ thiết kế.
Trong khi đó phương án của Israel tỏ ra đơn giản và hiệu quả hơn nhiều, khi họ sửa đổi đạn pháo phản lực dẫn đường EXTRA cỡ 330 mm trở thành tên lửa không đối đất Rampage.
Tên lửa Rampage khi phóng từ tiêm kích F-16 có tầm bắn nâng cao đáng kể so với cự ly 150 km nguyên bản, máy bay mang đạn không phải duy trì vận tốc và độ cao nghiêm ngặt như trường hợp MiG-31K mang đạn Kh-47M2 Kinzhal.
Ngoài ra với kích thước gọn gàng và trọng lượng nhẹ, mỗi tiêm kích F-16I Sufa hay F-15I Ra'am có thể mang theo tới 4 quả tên lửa, tạo ra mật độ hỏa lực đáng nể.
Có lẽ nhận thấy sự ưu việt của phương án hoán cải vũ khí như trên, Iran đã sửa đổi tên lửa Fajr-4 để tích hợp cho cường kích Su-22, xét về kích thước hay tính năng thì Fajr-4 có khá nhiều nét tương đồng với Rampage.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Không quân Iran mới đây đã công bố những hình ảnh đầu tiên về vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo đất đối đất Fajr-4 được sửa đổi có thể phóng đi từ cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22.