Iraq đàm phán mua S-300 của Nga sau các đòn tấn công tên lửa giữa Mỹ và Iran
Xe Nga vừa đi vừa phóng tên lửa, xé nát máy bay không người lái / Nga dồn bom nhiệt áp cho chiến trường Idlib
Ông Ridha nói ông không rõ hiện đàm phán đang ở giai đoạn nào, song khẳng định: “Tất cả những gì tôi biết về việc đó là đã có phê chuẩn từ giới lãnh đạo cấp cao Iraq về các cuộc đàm phán này”.
Ông cũng cho biết thêm, thương vụ sẽ khó tránh khỏi sự phản đối của Mỹ. "Chúng tôi đang chờ phản ứng của Mỹ về vấn đề này", ông nói.
Mỹ bị cho là đã gây sức ép lớn lên nhiều quốc gia mua hoặc có ý định mua các hệ thống phòng không của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ khi cương quyết mua các tổ hợp S-400 của Nga, trong khi Ấn Độ cũng có nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt tương tự.
S-300 là hệ thống phòng thủ tên lửa có thể hạ gục các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến thuật tối tân được trang bị công nghệ tàng hình. S-300 cũng có thể đánh chặn các tên lửa hành trình Tomahawk - một trong những vũ khí tấn công chủ lực trên các tàu khu trục của Mỹ.
Ngoài ra, S-300 cũng đủ khả năng đối phó với các tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 2.500 km và các tên lửa tầm trung được phóng từ các quốc gia láng giềng của Syria. Hệ thống phòng không S-300 có thể hoạt động ngay cả khi bị cản trở bởi hệ thống gây nhiễu hoặc các phương tiện tác chiến điện tử khác của đối phương.
Kế hoạch nối lại đàm phán để mua S-300 của Iraq được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở quốc gia này leo thang căng thẳng gần đây do các hành động quân sự của Mỹ và Iran. Hôm 3/1, Mỹ đã không kích giết tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, vì cho rằng ông này đứng đằng sau kế hoạch tấn công hàng loạt mục tiêu của Mỹ và cả các cuộc biểu tình đốt phá đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Để trả thù cho cái chết của tướng Soleimani, hôm 8/1, Iran nã hàng chục tên lửa vào hai căn cứ của Mỹ ở Iraq, trong đó có al-Asad - căn cứ không quân lớn nhất có binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq.
End of content
Không có tin nào tiếp theo