Quốc tế

Kẻ thù 'tí hon' bất ngờ hạ gục hải quân Mỹ

Kẻ thù “tí hon” nhanh chóng hạ gục 2 tàu sân bay, cho thấy Lầu Năm Góc chi hàng nghìn tỷ USD một cách vô lý nhân danh an ninh quốc gia.

Hải quân Mỹ tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Iran / Hạm đội không người lái trong tương lai của Hải quân Mỹ

Kẻ thù tí hon

Chỉ cách đây hơn một tuần, hải quân Mỹ còn hùng hồn tuyên bố duy trì một lực lượng đáng kể trên biển, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đô đốc Mike Gilday, chỉ huy các chiến dịch hải quân Mỹ, nhấn mạnh điều này gửi tín hiệu tới những “kẻ thù tiềm tàng” rằng tai họa do dịch bệnh gây ra cho Mỹ không phải là cơ hội để Trung Quốc hay Nga ghi điểm trên các khu vực.

Giữa tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng chưa có điểm dừng tại Mỹ, Đô đốc Gilday lưu ý rằng việc kéo dài sự hiện diện trên biển vừa là biện pháp y tế công cộng, vừa là biện pháp răn đe chống lại những kẻ định gây hấn. Tuy nhiên, khi “kẻ thù tiềm tàng” còn chưa ra tay thì hạm đội của ông đã bị “bẻ gẫy”.

Ke thu 'ti hon' bat ngo ha guc hai quan My
Tàu sân bay USS Roosevelt của Hải quân Mỹ đã phải "nằm im" vì COVID-19

Những diễn biến gần đây đe dọa bộ phận chủ lực thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ phải ngừng hoạt động.

Tàu sân bay USS Roosevelt, được trang bị máy bay tấn công, ném bom và các loại vũ khí tối tân khác, đã phải chuyển hướng đến đảo Guam vì hàng chục thủy thủ trong tổng số khoảng 5.000 người trên “hòn đảo di động” của Mỹ mắc COVID-19.

Một “gã khổng lồ” khác của Hạm đội Thái Bình Dương là chiếc USS Reagan và nhóm tàu hỗ trợ hiện đang neo đậu tại Nhật Bản cũng đã ghi nhận ít nhất hai thủy thủ bị nhiễm bệnh, trong khi những người khác bị cách ly.

Giới phân tích đã mỉa mai rằng những con virus nhỏ như cái đốm khi nhìn qua kính hiển vi vô hiệu hóa hai tàu sân bay là sự hoán dụ hoàn hảo về việc Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD một cách vô lý cho quân đội trong hàng thập kỷ qua nhân danh an ninh quốc gia.

Bất chấp cuộc khủng hoảng do dịch bệnh, Lầu Năm góc, Bộ Năng lượng và các cơ quan quân sự khác của Mỹ được cho là tiếp tục chi hơn một nghìn tỷ USD mỗi năm (bao gồm 13 tỷ USD cho một tàu sân bay mới khác, USS John F. Kennedy, đã hoàn thành và sẵn sàng chạy thử nghiệm vào cuối năm nay), phần lớn ngân sách dành cho vũ khí trong các cuộc chiến tranh giả tưởng với các cường quốc như Nga và Trung Quốc, hoặc cho các kế hoạch can thiệp tương lai ở các nước trên thế giới mà hầu hết người Mỹ thậm chí chưa hề biết tới.

 

Ke thu 'ti hon' bat ngo ha guc hai quan My
Tàu sân bay USS Reagan của Hải quân Mỹ

Tờ phân tích Á-Âu cho rằng hiện không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc hay Nga có khả năng tấn công nước Mỹ từ xa hoặc gây ra bất kỳ mối đe dọa hiện hữu nào đối với Mỹ, đặc biệt là khi họ đang phải đối phó với đại dịch và nguy cơ sụp đổ kinh tế.

Giữa lúc đó, các tài liệu tài chính từ Văn phòng Kiểm soát của Lầu Năm Góc và Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho thấy quân đội Mỹ - đang sẵn sàng chi 300 tỷ USD chỉ để mua vũ khí, hiện đại hóa và và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân - dự định sẽ chi thêm 320 tỷ USD cho năm tài chính tới.

Điều đáng nói, giới phân tích đánh giá hầu hết các vũ khí mà Lầu Năm Góc mua sắm đều không “thiết thực”.

Ví dụ như máy bay tàng hình F-35 được thiết kế để mang hai quả bom hạt nhân trong một cuộc tấn công phủ đầu vào các quốc gia có hệ thống radar tiên tiến (ví dụ Nga hoặc Trung Quốc), tên lửa Trident phóng từ tàu ngầm có độ chính xác cao được thiết kế cho cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở tên lửa hạt nhân trên mặt đất, một số lượng lớn tàu Hải quân mới như là một phần của kế hoạch tăng gấp đôi hạm đội, tên lửa siêu âm liên lục địa mới, Lực lượng Không gian và bom hạt nhân mới loại nhỏ.

Không buông miếng bánh

 

Theo giới phân tích, điều Mỹ cần làm là tạm dừng những khoản chi tiêu như trên vì họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế chưa từng có do COVID-19 gây ra.

Mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của người dân Mỹ không phải là quân đội nước ngoài hay các nhóm khủng bố, mà là một loại virus nhỏ bé hoàn toàn không thể bị tấn công bởi tất cả các loại vũ khí, chất nổ, phòng thủ không gian mạng, các chương trình giám sát lớn, và quân đội được trang bị tới tận răng mà Lầu Năm góc có thể tập hợp.

Mỹ cần tiền để mua các trang thiết bị y tế như mặt nạ, máy thờ, quạt thông gió, dựng các bệnh viện dã chiến...Người Mỹ cũng đang rất cần bảo hiểm chăm sóc y tế nên tiền có thể dành cho mở rộng chương trình Medicare hoặc Medicaid cho hàng chục triệu công nhân Mỹ và gia đình họ đang mất bảo hiểm y tế do chủ sử dụng lao động sa thải vì dịch bệnh COVID-19.

Ke thu 'ti hon' bat ngo ha guc hai quan My
Mỹ đang vật lộn với đại dịch COVID-19

Cựu đại tá quân đội Mỹ Andrew Bacevich cho rằng Quốc hội Mỹ nên giảm tài trợ cho Lầu Năm góc và các cơ quan quân sự khác như Bộ Năng lượng, cho các hệ thống vũ khí và chiến tranh lớn tốn kém, và nên chuyển số tiền đó đến nơi cần thiết mà sẽ chống lại đại dịch hiện nay và thiết kế lại dịch vụ chăm sóc y tế cũng như hệ thống xã hội của Mỹ để có thể đối mặt với những khủng hoảng trong tương lai tốt hơn hiện nay.

Ông Bacevich nói: “Chúng ta có thể bắt đầu khắc phục điều đó bằng cách lấy lại tiền từ các dự án của Lầu Năm góc và giao nó cho ‘các anh hùng’ dân sự đang chiến đấu chống lại loại virus nhỏ bé nhưng chết người này, ít nhất là trong năm nay.

 

Khi đại dịch kết thúc, có lẽ công chúng và Quốc hội sẽ bắt đầu xem xét nghiêm túc các ưu tiên chi tiêu, nhất là dành cho ngân sách quân sự”.

Ông nói thêm: “Một khi các thủy thủ đoàn của tàu USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan đều được xét nghiệm, chẩn đoán, cách ly và chăm sóc và các con tàu được khử khuẩn, có lẽ họ nên hủy nhiệm vụ ở xa địa cầu và trở về nhà để giúp đất nước chống lại đại dịch”.

Ke thu 'ti hon' bat ngo ha guc hai quan My
Quân đội Mỹ quyết không buông miếng bánh ngân sách trong tình thế khó khăn của đất nước?

Không chỉ thể hiện bất cập trong chi tiêu giữa lúc nước Mỹ đối mặt đại dịch, Lầu Năm góc còn khiến dư luận dậy sóng khi mới đây quyết định miễn nhiệm chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, Đại tá Brett Crozier, sau khi bức thư của ông gửi lãnh đạo Hải quân Mỹ bị rò rỉ với giới truyền thông.

“Tội” của ông Brett Crozier là kêu gọi lãnh đạo Hải quân Mỹ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trên tàu sân bay này, nơi có nhiều thủy thủ đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly giải thích rằng việc ông Crozier làm rò rỉ bức thư là “vi phạm các nguyên tắc về trật tự và kỷ luật”.

Ngày 2/4, ứng cử viên Tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã bộc lộ "sự đánh giá yếu kém" trong việc miễn nhiệm ông Brett Crozier.

 

Trong một bình luận gửi hãng Reuters, ông Biden cho rằng: "Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly của Tổng thống Donald Trump đã nhằm vào một sứ giả- một chỉ huy trung thành với cả sứ mệnh an ninh quốc gia lẫn nhiệm vụ chăm sóc các thủy thủ của mình.... Sự phán xét yếu kém ở đây thuộc về chính quyền Trump chứ không phải là một chỉ huy dũng cảm cố gắng bảo vệ các thủy thủ của mình".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm