Quốc tế

Vì sao Hải quân Mỹ buộc phải biến tàu chiến tàng hình Zumwalt thành khu trục hạm tên lửa?

Khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị năm 2016 với kế hoạch trang bị súng điện từ và pháo chuyên dụng bắn đạn thông minh tầm xa.

Thổ Nhĩ Kỳ trang bị pháo 155mm của Mỹ cho phiến quân Syria / F-35C chưa thể vận hành dù... hoàn hảo

Sáng 31/3, hãng tin Sputnik dẫn một nguồn tin nội bộ chương trình Zumwalt cho biết "hệ thống chiến đấu mới" của khu trục hạm lớn nhất thế giới sẽ được lắp đặt trước khi hết tháng 3/2020.

Cùng với việc 4 tàu chiến lớp Iowa ngừng hoạt động sau Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, Hải quân Mỹ mong muốn một tàu chiến thay thế có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên đất liền và trên mặt biển cũng như hỗ trợ cho các máy bay hạ cánh thẳng đứng trên biển.

Chương trình nghiên cứu và phát triển có ký hiệu SC-21 đã cho ra đời "gã khổng lồ" USS Zumwalt và được thiết kế nhằm mục đích tác chiến ven bờ.

Vì sao Hải quân Mỹ buộc phải biến tàu chiến tàng hình Zumwalt thành khu trục hạm tên lửa? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Theo thiết kế, Zumwalt được lắp đặt Hệ thống vũ khí tiên tiến (AGS) bao gồm hai khẩu pháo 155 mm có khả năng khai hỏa 10 phát/phút vào các mục tiêu cách xa khoảng 83 hải lý (trên 150 km) hỏa lực hiệu quả tương đương 2 pháo đội lựu pháo 155 mm hoặc 16 khẩu pháo trên mặt đất.

Pháo chính của tàu chiến là vũ khí duy nhất có khả năng bắn ra loại đạn chuyên dụng Tấn công mặt đất tầm xa (LRLAP).

Nhà sản xuất Lockheed Martin đã đưa ra một cái giá đắt đỏ cho mỗi viên đạn là 35.000 USD khiến Hải quân Mỹ quyết định loại bỏ phương án LRLAP.

Thay vào đó, Hải quân quyết định biến khu trục hạm tàng hình thành khu trục hạm tên lửa tiêu chuẩn với 80 ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk 57 có khả năng bắn tên lửa đối không, đối hải và đối đất.

Vậy là cuối cùng sau 4 năm được đưa vào trang bị, Zumwalt cũng đã được lắp đặt vũ khí.

 

Theo The Diplomat, sản lượng điện khổng lồ của Zumwalt có thể biến nó thành "phương tiện phóng" các loại "vũ khí năng lượng định hướng" (súng điện từ) trong tương lai (tàu có thể sản xuất khoảng 78 megawatt điện, gần bằng một tàu sân bay năng lượng hạt nhân).

Tuy nhiên, việc liên tục bị cắt giảm ngân sách đã khiến Hải quân Mỹ đều đặn "cắt tỉa" dự án Zumwalt, đầu tiên là từ 28 tàu xuống còn 7 và cuối cùng chương trình chỉ còn 3 con tàu có lượng dãn nước khoảng 16.000 tấn.

Hải quân Mỹ đã nhận chiếc Zumwalt thứ hai USS Michael Monsoor vào tháng 1/2019, và tàu cuối cùng trong lớp, USS Lyndon B. Johnson, dự kiến ​​sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2021.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm