Tàu khu trục tàng hình của Hải quân Mỹ đã sẵn sàng chiến đấu
Su-27 Nga rơi tại khu vực NATO triển khai tàu chiến / Tàu tuần tra Nga bất thình lình xuất hiện, làm 2 tàu chiến NATO "bẽ mặt"
Chiến hạm đầu tiên được chuyển đổi từ một con tàu được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Mỹ sang một chiếc được thiết kế để vượt qua các đại dương và giao chiến với hạm đội địch bằng tên lửa tầm xa.
USS Zumwalt được cho là tàu khu trục thế hệ mới đầu tiên của Hải quân Mỹ. Mỗi tàu lớp Zumwalt (có thông tin nói sẽ có ít nhất 32 tàu được chế tạo) được trang bị hai pháo 155-mm với đạn dẫn đường chính xác với tầm bắn gần 100km.
Trong thời chiến, các khu trục hạm sẽ tiến sát bờ biển của kẻ thù và sau đó bắn phá các mục tiêu, hỗ trợ các lực lượng tấn công đổ bộ, làm vô hiệu hóa hàng phòng thủ địch. Các khu trục hạm được thiết kế để có khả năng tàng hình, hình dáng giống con dao được cho là mang lại cho con tàu 183m chỉ hiện lên trên màn hình radar với kích cỡ của một tàu đánh cá.
Thật không may, lớp tàu Zumwalt đã gặp nhiều khó khăn trước khi được hạ thủy và biên chế vào hải quân Mỹ. Những khó khăn kỹ thuật khiến chi phí của chương trình vượt mức và cuối cùng Hải quân Mỹ đã quyết định cắt giảm từ 32 xuống chỉ còn ba tàu.
Trong khi đó, đạn tấn công trên mặt đất tầm xa dẫn đường chính xác trang bị cho tàu nhảy vọt về chi phí từ 50.000 USD/quả lên đến đến 800.000 USD. Hải quân đã quyết định loại bỏ vũ khí này vì nó quá đắt nhưng đã thúc đẩy để hoàn thành ba tàu với tổng chi phí 23 tỷ USD.
Bây giờ, theo Defense News, USS Zumwalt gần như đã sẵn sàng chiến đấu. Việc thiếu đạn dẫn đường chính xác có nghĩa là nó không còn có thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công trên bộ. Hải quân Mỹ đã thay đổi nhiệm vụ, sử dụng Zumwalt với vai trò mới mà tàu diệt hạm tàng hình.
Các tàu khu trục lớp Zumwalt, cùng với hai khẩu súng 155mm, mỗi khẩu súng được trang bị 80 ống phóng thẳng đứng Mk. 57 được bố trí bên thân tàu. Mỗi ống Mk. 57 có thể mang một tên lửa đất đối không tầm xa SM-2 hoặc SM-6, ngư lôi chống ngầm ASROC hoặc tối đa bốn tên lửa phòng không tầm ngắn Evolve Sea Sparrow. Điều quan trọng là các ống phóng này cũng có thể mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc đã khiến Hải quân Mỹ nhận ra họ cần một tên lửa chống hạm tầm xa hiệu quả. Kết quả là phiên bản mới của tên lửa Tomahawk (Block V), còn được gọi là Marine Strike Tomahawk, ra đời. Hầu hết các tàu chiến của Hải quân Mỹ, bao gồm tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu ngầm, mang theo tên lửa Tomahawk. Hải quân sẽ chuyển đổi tất cả tên lửa Tomahawk sang cấu hình Block V, cho phép tất cả các tàu đã mang phiên bản tấn công trên bộ có biến thể diệt hạm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo