Khả năng không vận kinh hoàng của lính dù Trung Quốc
Trong những năm gần đây, khả năng không vận của lực lượng lính dù Trung Quốc đã được hoàn thiện với tốc độ đáng kinh ngạc, đảm bảo các lực lượng này có thể triển khai ở bất cứ đâu trong lãnh thổ Trung Quốc với thời gian ngắn nhất.
Bên trong máy bay ném bom tàng hình “bóng ma bầu trời” B-2 của Mỹ / Khoảnh khắc động cơ máy bay Boeing 767 cháy tóe lửa trên bầu trời Nam Phi
Lực lượng Dù Trung Quốc được thành lập từ năm 1961 và được đánh giá là một trong những lực lượng có tầm quan trọng và tinh nhuệ bậc nhất của Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Theo nhiều tài liệu, lực lượng dù của Trung Quốc có khả năng triển khai tới bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Trung Quốc với thời gian dưới 48 tiếng - đủ để hỗ trợ lực lượng tại chỗ chống trả bất cứ cuộc xâm lược hoặc bạo loạn quy mô lớn nào trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.
Lực lượng lính dù Trung Quốc được trang bị rất nhiều vũ khí hạng nặng hiện đại, trong đó có các loại xe tăng hạng nhẹ nhảy dù, pháo phản lực phóng loạt... Nguồn ảnh: Sina.
Tổng quân số của lực lượng dù Trung Quốc vào khoảng 30.000 lính. Trong một cuộc tập trận gần đây của lực lượng này, truyền thông Trung Quốc khẳng định 10.000 lính dù đã được triển khai tới Tây Tạng chỉ trong vòng 40 tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại vũ khí quen thuộc của lực lượng lính dù Trung Quốc bao gồm xe Jeep BJ212, pháo không giật 105mm hoặc tên lửa chống tăng HJ-11, pháo chống tăng Type 89 120mm và ít nhất hai loại vũ khí hạng nặng khác có khả năng không vận bằng đường không. Nguồn ảnh: Sina.
Về trang bị bộ binh thông thường, lính dù Trung Quốc vẫn sử dụng khẩu súng trường tấn công QBZ-95 như vũ khí chính. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí, Trung Quốc được cho là đã làm chủ được kỹ thuật nhảy dù HALO - một kiểu nhảy dù từ tầm cao 10.000 mét, chuyên dùng để xâm nhập vào không phận đối phương từ độ cao của máy bay chở khách. Không nhiều quốc gia trên thế giới có thể làm được điều tương tự. Nguồn ảnh: Sina.
Cơ yếu của lính dù Trung Quốc truyền tin bằng mã Morse. Do không sử dụng bảng chữ cái latin, lính cơ yếu của Trung Quốc phải học thuộc lòng 8000 ký tự tiếng Trung và quy đổi ra số để đánh mã Morse truyền đi. Nguồn ảnh: Sina.
Súng bắn tỉa QBU-88 của quân đội Trung Quốc - một trong những loại súng bắn tỉa kiểu bullup hiếm hoi hiện đang được sử dụng với số lượng lớn trong biên chế lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, lính dù Trung Quốc còn có các loại trực thăng tấn công như Z-9 hay trực thăng vận tải Z-8, Mi-8/17... Nguồn ảnh: Sina.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo