Quốc tế

Khả năng tấn công của robot mang theo 3 loại tên lửa

Quân đội Nga đã chính thức được trang bị Uran-9 khi hoàn thành nâng cấp và chính sửa sau quá trình tác chiến ở Syria.

Tên lửa Iran nằm ngoài khả năng đánh chặn của THAAD / Mỹ tính thử vũ khí lợi hại có thể "bắt bài" tên lửa siêu thanh

Uran-9 chính thức được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga trong một sự kiện vừa tổ chức. Tại sự kiện này, ngoài Uran-9 còn có robot rà phá bom mìn hạng nặng Uran-6 và một số phương tiện chiến đấu không người lái khác cũng chính thức được đưa vào trang bị.

Ban đầu tổ hợp Uran-9 được thiết kế cho vai trò trinh sát, yểm trợ hỏa lực, và phá hủy xe bọc thép của đối phương. Robot chiến đấu nặng 12 tấn được trang bị 2 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, 6 ống phóng tên lửa nhiệt áp Shmel-M, pháo tự động 2A72, súng máy đồng trục 7,62 mm. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Uran-9 còn có thể được tích hợp thêm tên lửa phòng không Igla hoặc Verba.

Với cơ số vũ khí mang theo, cỗ máy chiến đấu này không chỉ là ác mộng với mục tiêu mặt đất mà nó còn có thể thể đánh chặn những máy bay tầm thấp, trực thăng khi lọt vào tầm bắn - đây là tính năng không có trên phiên bản tiêu chuẩn được thử nghiệm tại Syria trước đây. Có thể nói rằng, hệ thống robot này được vũ trang "đến tận răng".

Uran-9

Uran-9

Việc Uran-9 được biên chế vào quân đội Nga cho thấy rằng, Bộ Quốc phòng nắm bắt cơ hội mà xu hướng phát triển kỹ thuật quân sự đem lại, vì quá trình robot hóa quân đội là một hướng chiến lược trong điều kiện hiện đại. Phương tiện không người lái trong quân đội đang trở thành một chỉ số về mức độ phát triển kỹ thuật quân sự. Và quân đội Nga luôn đi đầu trong lĩnh vực này.

Để chính thức được trang bị trong Quân đội Nga, Uran-9 cũng như nhiều vũ khí khác cũng đã lần lượt được thử lửa tại chiến trường Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tướng Viktor Bondarev, cựu chỉ huy Không quân Nga cho biết: "Trên thực tế, những chiến dịch tấn công của Nga nhằm ủng hộ chính phủ Tổng thống Assad đã giúp lực lượng Nga có cơ hội thử nghiệm tính hiệu quả của những cải cách về vũ khí mà họ đã tiến hành trong những năm qua".

Cựu Chỉ huy Không quân Nga cũng khẳng định điểm nổi bật trong những chiến dịch không kích của Nga là việc sử dụng rộng rãi đạn dẫn đường chính xác (PGM) và đạn dẫn đường bằng GPS. Chiến dịch ở Syria của Nga cũng là cơ hội để thử nghiệm hệ thống tên lửa không đối đất chiến thuật tầm trung Kh-38. Dòng Kh-38 được cho là sẽ thay thế Kh-29 và Kh-25.

 

Với lực lượng tên lửa tầm xa, chiến trường Syria cũng là nơi lần đầu thực chiến và hoàn thiện tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa Kh-101 và Kh-102, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M...

"Nhờ được thử lửa trong môi trường chiến đấu thực tế nên vũ khí Nga có sức mạnh và độ tin cậy hàng đầu thế giới so với vũ khí cùng phân khúc", Tướng Viktor Bondarev khẳng định. Ảnh trong bài: Nga thử nghiệm Uran-9.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm