Quốc tế

SM-6 Mỹ có chặn nổi tên lửa siêu thanh Mach 27?

Đuối sức trong cuộc đua siêu thanh với Nga, Mỹ tính dùng vũ khí hiện có để đánh chặn đòn siêu thanh từ Nga.

Hệ thống C2BMC giúp Mỹ chặn tên lửa siêu thanh Nga / Lo tụt hậu trước Nga và Trung Quốc, Mỹ “xốc lại” chương trình vũ khí siêu thanh

Theo Drive, Cơ quan Phòng vệ tên lửa Mỹ (MDA) và Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch thử nghiệm tên lửa SM-6 để chống lại "các mối đe dọa cơ động nâng cao", thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ các phương tiện lượn có tốc độ siêu thanh hiện có của các đối thủ.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết một biến thể mới của SM-6 được cho khả năng chống lại các vũ khí có tốc độ Mach 5. Một phiên bản của SM-6 tên là Block IB đang được phát triển và được kỳ vọng có thể đạt tới tốc độ siêu thanh.

SM-6 My co chan noi ten lua sieu thanh Mach 27?
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-6.

Barbara McQuiston, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng hiện phụ trách các vấn đề về nghiên cứu và kỹ thuật, đã nhắc tới kế hoạch thử SM-6 trong phiên điều trần trước Thượng viện hồi tuần này và được giới lãnh đạo Mỹ ủng hộ.

Giới chuyên gia cho rằng, kế hoạch sử dụng SM-6 của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng giữa tham vọng và thực tế SM-6 có ngăn được vũ khí siêu thanh hay không lại là chuyện khác.

Theo nguồn tin này, dù SM-6 là đạn đánh chặn tầm cao và thuộc thế hệ mới nhất trên hạm Mỹ nhưng tốc độ đánh chặn tối đa của nó chưa đạt Mach 4 và vũ khí này được Mỹ kỳ vọng đánh chặn mục tiêu bay nhanh Mach 5.

Trong khi đó những tên lửa siêu thanh của Nga loại chậm nhất của đạt gần Mach 9, cho đến Mach 27. Chỉ với so sánh đơn giản này cũng đủ cho thấy, đánh chặn siêu thanh với Mỹ cũng khó như phát triển vũ khí siêu thanh nước này đang theo đuổi.

Cùng với tham vọng dùng SM-6, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm Góc vừa trao hợp đồng trị giá lần lượt 122 triệu và 155 triệu USD cho tập đoàn quốc phòng L3Harris Technologies và Northrop Grumman để phát triển, chế tạo hai nguyên mẫu vệ tinh Cảm biến Không gian Bám bắt Vũ khí Đạn đạo và Siêu vượt âm (HBTSS).

 

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, theo thỏa thuận, hai tập đoàn quốc phòng sẽ phóng vệ tính lên quỹ đạo và trình diễn tính năng phát hiện vũ khí siêu vượt âm của chúng. Công việc này dự kiến bắt đầu từ ngày 22/7/2023.

MDA cho biết, vệ tinh mới sẽ hoạt động ở độ cao vài trăm km so với mặt đất, thay vì quỹ đạo địa tĩnh cách Trái đất khoảng 36.000 km, bởi vũ khí siêu vượt âm khó phát hiện hơn tên lửa đạn đạo thông thường.

Đây sẽ là một phần trong mạng lưới vệ tinh cảnh giới và thông tin liên lạc để giám sát mặt đất của Quân chủng Vũ trụ Mỹ. Hệ thống vệ tinh HBTSS cũng sẽ phối hợp với cụm vệ tinh siêu nhạy của Cơ quan Phát triển Vũ trụ (SDA), vốn hoạt động ở độ cao nhỏ hơn để bám bắt tên lửa siêu vượt âm và cung cấp dữ liệu đánh chặn cho lá chắn phòng thủ mặt đất.

Mặc dù vậy, chuyên gia quân sự Mỹ Richard M.Harrison thừa nhận, dù có thể phát hiện được đòn đánh của vũ khí siêu thanh nhưng Mỹ hiện không có tên lửa đánh chặn nào hoàn thành nốt công việc còn lại.

"Đối phó với các tên lửa siêu thanh với phòng thủ Mỹ lúc này chẳng khác nào đang cố gắng bắn vào một viên đạn có thể đổi hướng bay giữa chừng. Số lượng các hệ thống phòng thủ có khả năng làm như vậy là hiện không có...

 

Mặc dù các tên lửa siêu thanh bay cao trong tầng khí quyển Trái đất nhưng lại quá thấp để các hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo trong không gian hiện nay có thể phát hiện ra. Chính vì vậy, hiện Mỹ không có cách nào đánh chặn vũ khí siêu thanh", M.Harrison nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm