Mỹ tính thử vũ khí lợi hại có thể "bắt bài" tên lửa siêu thanh
Những cảnh quan đẹp kì ảo ở Nam Mỹ dễ làm bạn 'mê đắm' / Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc và Nga - Thách thức lớn đối với Mỹ
The Drive đưa tin, Cơ quan Phòng vệ tên lửa Mỹ (MDA) và Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch thử nghiệm tên lửa SM-6 trong năm nay để chống lại "các mối đe dọa cơ động nâng cao", thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ các phương tiện lượn có tốc độ siêu thanh.
Lầu Năm Góc cho biết một biến thể của SM-6 được cho khả năng chống lại các vũ khí có tốc độ bay nhanh gấp ít nhất 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5). Một phiên bản của SM-6 tên là Block IB đang được phát triển và được kỳ vọng có thể đạt tới tốc độ siêu thanh.
Barbara McQuiston, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng hiện phụ trách các vấn đề về nghiên cứu và kỹ thuật, đã nhắc tới kế hoạch thử SM-6 trong phiên điều trần trước Thượng viện hồi tuần này.
Mỹ tính dùng biến thể của tên lửa SM-6 để đánh chặn vũ khí siêu thanh (Ảnh: Raytheon).
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong cuộc đua siêu thanh. Hôm 5/4, trong lần đầu thử nghiệm phóng tên lửa siêu thanh từ máy bay, không quân Mỹ đã thất bại khi khí tài này không thể bắn ra từ "pháo đài bay" B-52 như kỳ vọng. Trong khi đó, cả Nga và Trung Quốc hiện đều đã hoặc đang đưa vũ khí siêu thanh vào biên chế. Moscow thậm chí đã phát triển và đưa vào biên chế một loại tên lửa có thể bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Hiện ngày càng nhiều quốc gia quan tâm tới các phương tiện phóng siêu thanh. Tại Mỹ, Không quân, Hải quân và Lục quân nước này đều đang phát triển các dự án vũ khí siêu thanh riêng. Trong khi đó, MDA tham gia vào quá trình thử nghiệm, thu thập dữ liệu để hỗ trợ các dự án phòng thủ vũ khí siêu thanh.
Phương tiện phóng siêu thanh sử dụng động cơ rocket để đạt tới độ cao và tốc độ tối ưu, rồi tách ra và lao xuống mục tiêu với tốc độ trên Mach 5. Về mặt chiến thuật, phương tiện phóng siêu thanh được thiết kế nhằm mang lại năng lực tấn công không thể ngờ tới cho khí tài với những đường di chuyển khó dự đoán, phức tạp hơn so với tên lửa đạn đạo truyền thống. Điều này giúp các phương tiện phóng siêu thanh dễ qua mặt các hệ thống phòng không, đặc biệt là các lưới phòng thủ dầy đặc bảo vệ các mục tiêu cao cấp.
Đây không phải là lần đầu Lầu Năm Góc bàn bạc công khai về việc sử dụng biến thể của SM-6 để làm vũ khí phòng thủ tên lửa siêu thanh. Hồi tháng 3 năm ngoái, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ từng hé lộ về điều này.
Hiện chưa rõ MDA sẽ sử dụng phiên bản nào của SM-6 để phát triển hệ thống phòng thủ siêu thanh. Tên lửa này gia nhập biên chế Mỹ vào năm 2013 và được trang bị cho các tàu chiến được có hệ thống chiến đấu Aegis. SM-6 có thể bắn rơi máy bay và tên lửa hành trình bay thấp và có khả năng hạ gục một số loại tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025