Quốc tế

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới

Pháo cao xạ Flak 40 của Đức Quốc xã là “cơn ác mộng” của quân Đồng minh trong Thế chiến II, đây là pháo “đẹp” nhất thế giới.

Pháo tự hành Mỹ đạt tầm bắn kỷ lục 100km / Pháo phản lực đa nòng đáng sợ trên xuồng cao tốc Iran vừa áp sát chiến hạm Mỹ

Đầu những năm 1930, sau khi Hitler trở thành Thủ tướng Đức Quốc xã đã mở rộng chế tạo vũ khí và đầu tư nhiều nguồn lực vào lĩnh vực quân sự, nhờ đó Quân đội Đức đã phát triển mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng bao trùm cả thế giới. Hưởng lợi từ chính sách bành trướng quân sự của chính phủ Đức, sự phát triển vũ khí của Đức cũng có những bước tiến nhảy vọt.

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới
Pháo cao xạ của Đức Quốc xã có tiếng tăm lừng lẫy thế giới. Nguồn: eastday.com.

Vào thời điểm đó, các nhà sản xuất vũ khí Đức đã phát triển một số lượng lớn vũ khí nổi tiếng, bao gồm pháo cao xạ 20.000 m, mang tên pháo cao xạ Flak 40 và được coi là "khẩu pháo đẹp nhất trong lịch sử". Ngay cả một thời gian dài sau khi Thế chiến II kết thúc, loai pháo này vẫn là mối đe dọa lớn đối với một số máy bay, với độ cao 20.000 m, pháo Flak 40 thậm chí còn có khả năng đe dọa máy bay trinh sát tầm cao U-2.

Pháo Flak 40 được phát triển bởi công ty Công ty Rheinmetall GmbH của Đức, cỡ nòng của nó là 128 mm, vượt xa so với pháo phòng không thông thường. Việc một pháo phòng không lại có cỡ nòng lớn như vậy là bởi vì Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đức Quốc xã Albert Speer tin rằng, với sự tiến bộ của công nghệ, các máy bay ném bom với sải cánh lớn và mạnh mẽ sẽ xuất hiện trong chiến tranh, các máy bay này sẽ bay rất cao, do vậy cần phải có những siêu pháo phòng không mới để tiêu diệt những máy bay này.

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới
Pháo Flak 40 là “cơn ác mộng” của quân Đồng minh. Nguồn: eastday.com.

Theo định hướng của Albert Speer, vào đêm trước khi Thế chiến II bùng nổ, một khẩu pháo mẫu có cỡ nòng 128 mm, sử dụng hệ thống đệm thủy lực tiên tiến nhất vào thời điểm đó được sinh ra, hiệu quả của nó đáp ứng sự mong đợi của Đức Quốc xã, ngay sau đó, pháo phòng không Flak 40 đã được hoàn thiện. Để cải thiện tốc độ phản ứng, Flak 40 được tích hợp hệ thống phụ trợ điện trên nhiều bộ phận, từ hệ thống nhồi đạn, điều chỉnh góc phương vị đến hệ thống nâng hạ nòng pháo…

Nhờ đó, pháo Flak 40 có tốc độ bắn từ 20-24 viên/ phút, đối với loại pháo cỡ nòng 128 mm thì tốc độ bắn này thực sự rất đáng sợ. Khi bắn, với sự phối hợp chính xác của con quay ba trục và động cơ điện, Flak 40 có thể sử dụng mảnh vỡ của 16 quả đạn pháo để tạo thành “màn đạn” dài 240 m với thời gian 2 phút, hoàn toàn có khả năng hủy diệt máy bay ném bom của quân Đồng minh.

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới
Công sự pháo của Đức Quốc xã. Nguồn: eastday.com.

Pháo phòng không Flak 40 có trọng lượng lên tới 26,5 tấn nên nó có khả năng cơ động kém và khó triển khai linh hoạt, do đó, Flak 40 chủ yếu được triển khai trên tháp phòng không. Năm 1943, lực lượng Đồng minh đã tiến hành một cuộc không kích vào thành phố Hamburg (Đức), và chiến dịch này được đặt tên là Chiến dịch Gomorrah. Hamburg là thành phố cảng lớn nhất của Đức và có một căn cứ tàu ngầm U-boat, đây cũng chính là "cái đinh" trong mắt quân Đồng minh.

 

Trong đợt không kích này, Hamburg đã chịu tổn thất nặng nề, và một số lượng lớn người đã thiệt mạng bởi bom napalm và bom rơi từ máy bay ném bom của quân Đồng minh, nhưng lực lượng Đồng minh cũng phải trả giá đắt, pháo phòng không Flak 40 đã bắn hạ hơn 40 máy bay Đồng minh.

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới
Tháp pháo phòng không kiên cố ở Berlin được xây dựng từ thời Hitler. Nguồn: eastday.com.

Vào thời điểm đó, các máy bay ném bom của quân Đồng minh chủ yếu là máy bay ném bom hạng nặng Avro Lancaster, máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ Boeing B-17 Flying Fortress và các mẫu khác, trần bay của Lancaster là 5.793 m còn của B-17 là 10.700 m, đối với tầm bắn 20.000 m của Flak 40 thì các máy bay này hoàn toàn là “mồi ngon”.

Khi Thế chiến II gần kết thúc, Quân đội Liên Xô đã tấn công Đức Quốc xã và Berlin bị bao vây bởi Hồng quân Liên Xô, hỏa pháo của Liên Xô đã hoạt động hết công suất để đánh hạ Berlin, trong bối cảnh này, việc phá hủy các trận địa pháo của Liên Xô đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quân Đức Quốc xã. Hitler đã yêu cầu xây dựng các tháp pháo phòng không để bảo vệ Berlin trước các cuộc không kích của phe Đồng minh.

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới
Pháo Flak 40 bố trí tại tháp pháo phòng không. Nguồn: eastday.com.

Tổng cộng 8 tháp pháo phòng không như vậy được xây dựng trong những năm Thế chiến thứ 2, trong đó Berlin có 3 tháp, Hamburg 2 tháp và Vienna 3 tháp. Mỗi tháp trang bị 4 đôi pháo phòng không Flak 40 128 mm và nhiều pháo cỡ nòng 37 và 20 mm. Những tháp pháo này có khả năng tác chiến rất mạnh. Chúng có thể duy trì mật độ hỏa lực 8.000 viên đạn mỗi phút, tầm bắn tới 14 km với phạm vi bao quát 360 độ.

Trong đó, tháp Zoo ở Berlin đã biến thành một lô cốt phòng thủ của quân Đức cho đến cuối cùng của cuộc chiến. Ngày 21/4/1945, pháo phòng không Flak 40 bố trí trong tháp Zoo đã nã hơn 400 quả pháo vào vị trí pháo hạng nặng của Liên Xô cách đó mười km, làm hơn 700 lính Liên Xô thiệt mạng và hủy diệt 170 khẩu pháo.

 

Khám phá sức mạnh hủy diệt của loại pháo “đẹp” nhất thế giới
3 tháp pháo xung quanh Berlin tạo ra một tam giác hỏa lực ghê gớm. Nguồn: eastday.com.

Đây là kỷ lục “rực rỡ nhất” của pháo phòng không Flak 40 và cũng là kỷ lục cuối cùng của loại súng phòng không này. Sau khi tấn công vào vị trí pháo hạng nặng của Liên Xô trong hơn nửa tháng, Đức Quốc xã tuyên bố đầu hàng. Sau đó, Mỹ và Liên Xô bắt đầu cạnh tranh nhau trong việc “hấp thu” các nhà khoa học và công nghệ tiên tiến của Đức, bao gồm cả pháo phòng không Flak 40.

Một tháng sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, súng phòng không Flak 40 trong tháp phòng không của sở thú đã phát ra “tiếng gầm” cuối cùng, trong quá trình bắn pháo, các chuyên gia Mỹ và Liên Xô đã ghi lại một lượng lớn dữ liệu. Do quá cồng kềnh, nên pháo phòng không Flak 40 không được phổ biến ở Mỹ và Liên Xô, ngoài việc phát triển thành công công nghệ tên lửa phòng không, thì pháo phòng không cỡ nòng lớn cũng không còn phù hợp với nhu cầu chiến trường.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm