Quốc tế

Khám phá tổ hợp tên lửa đối hạm Harpoon

Tổ hợp tên lửa đối hạm Harpoon do Công ty McDonnell Douglas (hiện là một bộ phận của Boeing), Mỹ nghiên cứu sản xuất từ năm 1975 và liên tục được phát triển từ đó cho đến nay.

Tìm hiều về súng tiểu liên SR-2 Veresk của đặc nhiệm Nga / Quân sự thế giới hôm nay (18/9): Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch

Hiện nay đã có hơn 7.000 quả đã được sản xuất và đưa vào trang bị cho hàng trăm tàu chiến trên thế giới. Đặc điểm khái quát của loại tên lửa này là khá bền, có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và xe bệ trên bờ. Giá khoảng 1,5 triệu USD/quả.

Harpoon trong tiếng Anh là cái lao, là loại vũ khí dùng để săn cá voi thời xưa. Cái tên này được chọn là vì ban đầu đây là hệ thống dự định dùng để bắn tàu ngầm đi nổi nạp ắc quy. Tàu ngầm trong hải quân hay được gọi bằng tên lóng là “cá voi”; vì vậy săn “cá voi” thì phải phóng lao cho nên vũ khí sẽ là “cái lao” (harpoon). Tuy nhiên, sau khi tên lửa đối hạm P-15 của Liên Xô thành công rực rỡ trong cuộc chiến tranh Ả rập-Israel (1967), Harpoon được phát triển thành vũ khí đánh tàu (đối hạm) nói chung.

Tổ hợp tên lửa đối hạm Harpoon
Xe bệ phóng tên lửa đối hạm Harpoon.

Thành phần của tổ hợp tên lửa Harpoon gồm có: Các quả đạn tên lửa; bệ phóng, hệ thống điều khiển hỏa lực và kiểm tra tên lửa. Các thành phần này tùy theo phương tiện mang, phiên bản tên lửa sẽ có nhiều sự khác biệt. Quả đạn tên lửa harpoon nói chung được sản xuất trong 4 phiên bản cơ bản: RGM-84 cho tàu mặt nước; UGM-84 cho tàu ngầm; AGM-84 cho máy bay; RGM-84 xe bệ trên bờ.

Tên lửa Harpoon có chiều dài 3,85m (không tính động cơ phóng); đường kính thân tên lửa 0,34m; sải cánh 0,91m; khối lượng lúc phóng 562kg; tầm bắn tùy đời nhưng nói chung từ 120km trở lên; độ cao bay hành trình 15m có tốc độ cận âm 0,85 Mach (chậm hơn 0,9 Mach của tên lửa P-15); đầu đạn 221kg loại xuyên phá; động cơ hành trình thuộc loại turbine khí; động cơ phóng nhiên liệu rắn đặt ngay sau động cơ hành trình; hệ thống dẫn đường quán tính, đo cao vô tuyến, đầu tự dẫn là loại vô tuyến chủ động, chống nhiễu tốt. Phiên bản tên lửa cho tàu ngầm UGM-84 được đặt trong vỏ kén bằng sợi thủy tinh và hợp kim nhôm để phóng từ ống phóng ngư lôi. Phiên bản AGM-84 thì không cần động cơ phóng.

Bệ phóng của tên lửa Harpoon Mk-141 cho tàu mặt nước là loại dễ nhìn thấy nhất gồm có 4 ống 2 tầng. Các ống phóng này kiêm container vận chuyển và bảo quản, chế tạo bằng vật liệu tổng hợp cốt sợi thủy tinh, độ bền khá cao lên đến 10 lần phóng. Loại bệ phóng này cũng được đưa lên xe bệ trên bờ. Ngoài ra, tên lửa Harpoon còn có thể phóng từ các bệ phóng của các loại vũ khí khác như tên lửa chống ngầm Asroc (Mk-112); trên máy bay, tên lửa Harpoon được gắn vào các giá treo/phóng (Pylon) của các loại máy bay: F/A-18, P-3C, B-52…

Hiện nay, tên lửa Harpoon đang có trong trang bị của hải quân 30 nước khác nhau trên thế giới, trong đó khu vực Đông Á và Đông Nam Á có hải quân Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore và Thái Lan.

- Video: Tàu hộ vệ Fremm – “Gã khổng lồ” trên biển của Hải quân Pháp.

 

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm