Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (18/9): Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch

Quân sự thế giới hôm nay (18/9) có những nội dung sau: Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch; máy bay ném bom chiến lược B-52H bay gần biên giới Romania - Ukraine; Canada cam kết gần 25 triệu USD tăng cường phòng không cho Ukraine.

Cách Hong Kong ngăn chặn hàng triệu chiếc bánh thành rác thải sau mùa Trung Thu / Hội nghị cấp cao G77 và Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới

* Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch

Theo Militarnyi,bắt đầu từ ngày 18/9, lực lượng hải quân Mỹ tại châu Âu và lực lượng phòng vệ Đan Mạch sẽ tiến hành cuộc tập trận chung tại Bornholm, Đan Mạch. Cuộc tập trận sẽ bao gồm việc sử dụng tên lửa SM-6 hiện đại.

Quân sự thế giới hôm nay (18-9): Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch
Tên lửa SM-6 được phóng đi từ tàu khu trục lớp Arleigh Burke USSJohn Paul Jones(DDG-53) trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2014. Ảnh: Hải quân Mỹ

Cuộc tập trận nhằm tái khẳng định tầm quan trọng chiến lược của Đan Mạch với tư cách là một đồng minh của Mỹ trong việc đảm bảo ổn định khu vực. Cuộc tập trận này cũng nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ đối tác quốc phòng lâu năm giữa Mỹ và Đan Mạch, vì các mục tiêu an ninh chung và các nỗ lực hợp tác phòng thủ.

Hệ thống tên lửa SM-6 với công nghệ phòng thủ tiên tiến có khả năng đánh chặn các mối đe dọa trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối của hành trình. Tên lửa chủ động tầm xa này do Tập đoàn Raytheon phát triển, có tầm bắn 340km, được thiết kế để tiêu diệt máy bay, máy bay không người lái, trực thăng và tên lửa hành trình chống hạm trên mặt nước và trên bộ. Dài 6,6m, đường kính tối đa 530mm, trọng lượng phóng 1.500kg, trong đó đầu đạn phân mảnh nặng 64kg, tên lửa SM-6 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng radar chủ động và thụ động. Tên lửa có thể được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41.

*Máy bay ném bom chiến lược B-52H bay gần biên giới Romania - Ukraine

Cất cánh từ căn cứ không quân Sigonella ở Ý, máy bay ném bom chiến lược mang số hiệu 60-0004 đã bay qua toàn bộ không phận của Bulgaria, từ Tây Nam đến Đông Bắc nước này. Sau khi rời không phận Bulgaria, B-52H tiến vào Romania và hướng tới một trong những điểm cực Đông của Romania. Tiếp cận biên giới Romania - Ukraina gần thành phố Odesa của Ukraine, máy bay ném bom đã thực hiện nhiều chuyển động vòng tròn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, B-52H quay trở lại căn cứ ở Ý.

Quân sự thế giới hôm nay (18-9): Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch
Một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 H. Ảnh: Boeing

Bulgarian Military cho biết, mặc dù máy bay ném bom của Không quân Mỹ không liên quan trực tiếp đến tình hình chiến sự ở Ukraine nhưng lại có liên quan gián tiếp bởi máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến lược.

 

Được trang bị cảm biến và camera tiên tiến, pháo đài bay B-52H có thể thu thập thông tin tình báo có giá trị bằng cách bay qua khu vực đích, chụp ảnh và thu thập dữ liệu về vị trí, chuyển động và cơ sở hạ tầng của đối phương. Ngoài ra, B-52H có thể đảm nhiệm nhiệm vụ tác chiến điện tử, làm gián đoạn hệ thống liên lạc và radar của đối phương.

B-52H hoạt động như một máy bay ném bom chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là phiên bản mới nhất của máy bay ném bom B-52 do Boeing sản xuất. Máy bay ném bom đa nhiệm tầm xa B-52H dài 48,5m, sải cánh dài 56,4m, trọng lượng cất cánh 220.000kg. “Pháo đài bay” được trang bị 8 động cơ phản lực cánh quạt TF33-P-3/103, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, đạt tốc độ tối đa 1.050km/h, phạm vi chiến đấu 14.200km. Đáng chú ý, B-52H có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí có tổng trọng lượng khoảng 32.000kg, bao gồm bom, mìn và tên lửa với nhiều cấu hình khác nhau.

* Không quân Pháp lần đầu tiên triển khai máy bay A400M Atlas với vai trò tiếp nhiên liệu tầm xa

Lần đầu tiên, một chiếc máy bay vận tải A400M Atlas được triển khai trong vai trò tiếp nhiên liệu tầm xa, thể hiện tính linh hoạt và khả năng của loại máy bay này.

Theo Military Leak, máy bay A400M Atlas đã thực hiện vai trò mới khi tham gia cuộc tập trận “Eunomia” được tổ chức tại Hy Lạp từ ngày 11 đến 15-9. Đây là một dấu mốc lịch sử của Không quân Pháp. Tham gia tập trận, ngoài máy bay vận tải A400M Atlas thuộc Đội vận tải số 61 có trụ sở tại Orléans, còn có 3 máy bay chiến đấu Rafale thuộc Đội máy bay chiến đấu số 4 đóng tại Saint-Dizier.

 

Quân sự thế giới hôm nay (18-9): Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch
Không quân Pháp lần đầu tiên triển khai máy bay A400M Atlas với vai trò tiếp nhiên liệu tầm xa. Ảnh: Military Leak

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, máy bay A400M Atlas đã tự động hộ tống 3 chiếc Rafale trên quãng đường ấn tượng gần 2.600km, từ căn cứ không quân Saint-Dizier 113. A400M đã tiếp nhiên liệu trên không cho Rafale, đồng thời vận chuyển các gói kỹ thuật cũng như nhân sự. Chuyến bay kéo dài 3 tiếng rưỡi.

Được đưa vào sử dụng từ năm 2013, A400M Atlas nổi tiếng với tính linh hoạt trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược. Các nhiệm vụ này bao gồm vận chuyển, thả quân và hàng hóa, tấn công đổ bộ ở địa hình khó khăn, sơ tán nhân đạo và y tế cũng như tiếp nhiên liệu trên không. Các khoang tiếp nhiên liệu đặc biệt của A400M Atlas được đặt ở đầu cánh.

* Canada cam kết gần 25 triệu USD viện trợ tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair ngày 17/9 thông báo Canada sẽ cung cấp 33 triệu CAD (24,4 triệu USD) cho một “liên minh” do Anh dẫn đầu để cung cấp các thiết bị phòng không cần thiết cho Ukraine. Thông báo được đưa ra trong chuyến thăm của ông Blair tới Trại huấn luyện quân sự Lydd, nơi huấn luyện binh lính Ukraine.

Quân sự thế giới hôm nay (18-9): Tên lửa SM-6 tham gia tập trận hải quân chung Mỹ - Đan Mạch
Canada sẽ hỗ trợ thiết bị phòng không cần thiết cho Ukraine. Ảnh minh họa: Ukrinform

“Liên minh” này được thành lập hồi tháng 6 nhằm mục đích giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái bằng cách cung cấp cho nước này hàng trăm tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung cũng như các hệ thống liên quan. "Liên minh" có sự tham gia của Đan Mạch, Hà Lan, Anh và Mỹ.

 

Khoản đóng góp gần đây của Canada là một phần trong gói tài trợ trị giá 500 triệu CAD (369 triệu USD) để hỗ trợ quân sự cho Ukraine do Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố vào tháng 6.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm