Binh sỹ Ukraine tiết lộ vũ khí đáng gờm nhất của Nga trên chiến trường
Hội nghị cấp cao G77 và Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới / Ngành công nghiệp vũ khí đang phát triển của Ukraine khiến Nga bối rối?
Khi bắt đầu phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Không quân Nga đã triển khai rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại mang theo những quả bom cũ, không có dẫn đường, bay qua hệ thống phòng không Ukraine để tấn công mục tiêu trực diện. Nhưng cách đánh này không mang lại hiệu quả cao.
Sau đó Nga đã thay đổi chiến thuật. Đến đầu tháng 3/2023, máy bay chiến đấu của Nga lần đầu tiên sử dụng bom lượn dẫn đường chính xác. Trong gần 6 tháng sau, những quả bom UPAB-1500 và FAB-500 có từ thời Liên Xô được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh đơn giản và một “đôi cánh” mà Ukraine gọi là “KAB” đã tạo ra “cơn ác mộng” đối với các lực lượng Kiev.
Binh sỹ Ukraine Olexandr Solon'ko cho biết: “KAB là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của chúng tôi. Nga đã sử dụng rộng rãi loại bom này. Rất khó đánh giá độ chính xác của chúng nhưng không thể phủ nhận chúng rất lợi hại”.
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, lực lượng phòng không của Ukraine - sở hữu hàng chục hệ thống tên lửa S-300 tầm xa, hệ thống phòng không tầm trung Kub, hệ thống phòng không tầm ngắn và vừa S-125, bệ phóng tên lửa di động Buk cùng hàng trăm tổ hợp tên lửa vác vai tầm ngắn – đã đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu của Nga, ngăn cản Moscow giành quyền kiểm soát không phận.
Nhưng chương trình chế tạo bom lượn UPAB và FAB của Nga đã làm thay đổi ưu thế trên không. Ngày 4/3/2023, máy bay chiến đấu của Nga đã thả bom lượn UPAB-1500 vào một mục tiêu ở vùng Chernihiv. Mick Ryan – cựu tướng của quân đội Australia cho rằng: “Nga đã thích nghi với tình hình”.
Chernihiv nằm cách biên giới Nga hơn 40km về phía Nam. Để tới mục tiêu, một quả bom dẫn đường UPAB-1500 nặng 1,5 tấn cần phải bay hơn 40km hoặc xa hơn nếu nó được thả ở độ cao 12.000m.
Theo giới phân tích các loại bom lượn có cánh của Nga như UPAB và FAB có tính năng gần giống như bom lượn JDAM-ER mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Chúng tiếp nhận tọa độ mục tiêu từ hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hoài nghi về độ chính xác của loại vũ khí này, đặc biệt khi chúng chứa khối lượng chất nổ lớn, nặng gần 1 tấn.
Vũ khí đáng gờm nhất của NgaMột trong những ưu điểm của bom lượn do Nga chế tạo là giá thành rẻ, vào khoảng vài chục nghìn USD mỗi quả. Do Nga có số lượng lớn loại bom này trong kho dự trữ, nên máy bay chiến đấu của họ có thể tấn công liên tục các mục tiêu bên ngoài phạm vi hoạt động của hệ thống phòng không Ukraine.
Binh sỹ Solon'ko giải thích: “Họ cố gắng nhắm mục tiêu vào trung tâm chỉ huy và hậu cần. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các máy bay không người lái Orlan, Zala và Supercam, các phi đội máy bay ném bom chiến đấu của Nga cũng có thể tấn công mục tiêu trên tiền tuyến. Đôi khi, Nga kết hợp sử dụng bom lượn với máy bay không người lái Lancet mang theo chất nổ”.
Theo binh sỹ này, hệ thống trinh sát trên không của Nga gồm Orlan, Zala và Supercam hoạt động rất hiệu quả và gây ra nhiều vấn đề cho Ukraine. Chúng giúp Nga xác định mục tiêu, sau đó họ sẽ phóng bầy đàn UAV Lancet kết hợp với KAB. “Nga liên tục tấn công các tuyến phòng thủ tiền phương của chúng tôi. Ở một số nơi nhiều phòng tuyến đã bị san phẳng”, Solon'ko thừa nhận.
Khi không thể xác định chính xác vị trí cụ thể của mục tiêu, Nga sẽ thả bom lượn vào những con đường mà quân đội Ukraine di chuyển ra tiền tuyến.
Solon'ko cho biết, lợi thế trên không của Nga vượt trội hơn nhiều so với Ukraine. Nga có nhiều máy bay chiến đấu tốt hơn và các phi đội UAV cỡ nhỏ của họ ngày càng phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc các vị trí của Ukraine sẽ bị giám sát liên tục.
“Nga theo dõi chặt chẽ tất cả mọi động thái của chúng tôi dù ở bất cứ địa hình nào trên thảo nguyên, cánh đồng hay hàng cây hoặc ở bất cứ nơi đâu như làng mạc hay sông suối. Hoạt động của các nhóm tấn công bọc thép, đơn vị sơ tán, đơn vị trinh sát hay bộ binh đều dễ lộ diện trước đối phương”, Solon'ko nói.
Giới quan sát cho rằng, mối đe dọa ngày càng gia tăng từ bom lượn của Nga có thể là một trong những lý do khiến cuộc phản công của Ukraine diễn ra chậm chạp. Trong hơn 10 tuần chiến đấu cam go, quân đội Ukraine tiến chưa đầy 16km dọc theo 3 trục chính ở phía Nam và phía Đông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo