Quốc tế

Khiếm khuyết duy nhất của MiG-31BM là khả năng tàng hình

MiG-31BM vừa chứng minh sức mạnh khi thực hiện màn đánh chặn đối phương ở tầng bình lưu - độ cao không thể đạt tới với tất cả tiêm kích phương Tây.

Mỹ kêu gọi gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran / Không quân Mỹ điều vũ khí năng lượng định hướng ra nước ngoài

Cuộc diễn tập đánh chặn ở tầng bình lưu mới nhất của MiG-31BM được Hạm đội Phương Bắc thực hiện hôm 14/4 trên vùng Biển Barent.

Tại đây, các phi công MiG-31BM đã điều khiển máy bay đạt vận tốc 2.500km/h ở độ cao trên 15.000m. Nhưng một số nguồn tin cho rằng, thực tế trong cuộc diễn tập MiG-31 đã bay chạm trần 20.000m.

Tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga.

Tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga.

Việc đánh chặn mục tiêu ở trần bay như vậy hiện được coi là thách thức với tất cả tiêm kích đánh chặn trên thế giới dù MiG-31 được chế tạo từ thời Liên xô. Tình huống giả định được đặt ra là việc tìm kiếm một kẻ xâm phạm không phận Nga ở tầng cao mà không cần sự trở giúp từ hệ hống phòng không mặt đất. Sau khi phát hiện mục tiêu xâm nhập không phận Nga từ hướng biển, các phi công MiG-31BM đã phóng tên lửa không đối không tầm xa diệt gọn mục tiêu xâm nhập.

Những tính năng bay của MiG-31 tới nay vẫn được coi là vô địch, và không một máy bay chiến đấu nào đạt được. Với cặp động cơ turbofan đốt tăng lực lần 2 Soloviev D-30F6, MiG-31 có thể đạt tốc độ cực đại Mach 2,83 tương đương 3.000km/h hoặc tốc độ hành trình 2.500km/h Mach 2,35 ở độ cao lớn, hoặc 1.500km/h ở độ cao thấp.

Theo giới chuyên gia, ngoài MiG-31 hiện chỉ có máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 và U-2 của Mỹ mới có thể bay ở độ cao hơn 20.000m và tốc độ 2.500km/h (chỉ SR-71). Hiện tại đây là giới hạn của máy bay quân sự.

So sánh thông số này có thể thấy rằng, chỉ riêng tính năng bay, không một máy bay chiến đấu nào trên thế giới gồm cả F-22, F-35 là đạt được trần bay và tốc độ lớn như MiG-31BM. Chính vì vậy, Không quân Nga xem MiG-31BM là tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới hiện nay.

 

Được biết, MiG-31BM là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của dòng MiG-31 được đưa vào thử nghiệm năm 2008 và bắt đầu nâng cấp quy mô từ năm 2011. So với MiG-31 nguyên bản, hiệu quả chiến đấu của MiG-31BM tăng gấp 2,6 lần.

Việc nâng cấp chủ yếu nằm ở radar và vũ khí, tuy vậy động cơ của nó cũng được cải tiến một phần. Bằng MiG-31BM người ta đã lập kỷ lục bay liên tục 7 tiếng 4 phút, tổng quãng đường bay lên tới 8.000km.

Phiên bản mới được trang bị radar Zaslon-M có tầm phát hiện mục tiêu trên không đến đạt gần 400km, có thể khăng theo dõi liên tục 24 mục tiêu và dẫn đường tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc.

Ngoài ra, radar mới cho phép MiG-31BM mang theo các loại tên lửa không đối đất thông minh, bom hàng không có điều khiển. Điều mà nguyên bản MiG-31 trước đây bị hạn chế chỉ mang tên lửa không đối không và bom không điều khiển.

Loạt nâng cấp còn cho phép MiG-31BM triển khai siêu tên lửa không đối không thế hệ mới R-37 có tầm bắn 400km, tốc độ tối đa Mach 6, rất phù hợp tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm và cả mục tiêu chiến lược bay tốc độ cao.

 

Đặc biệt, MiG-31 còn là dòng máy bay đầu tiên của Không quân Nga được trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal có tầm bắn 2.000km, tốc độ Mach 10-12. Với loạt thế mạnh vượt trội của MiG-31, giới quân sự cho rằng dòng tiêm kích này chỉ có một khiếm khuyết duy nhất đó là không có khả năng tàng hình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm