Quốc tế

Kho tên lửa hành trình trên không Mỹ bắn đạn thật

Theo National Defense, Không quân Mỹ đã sẵn sàng thử nghiệm bắn đạn thật với tên lửa hành trình tàng hình JASSM-ER từ những vận tải cơ C-17 và C-130.

Mỹ sẽ có vũ khí siêu thanh mạnh hơn Kinzhal? / Cường kích khổng lồ Mỹ uy lực hơn nhờ tích hợp vũ khí laser

Kế hoạch thử nghiệm với đạn thật JASSM-ER được ấn định sau khi đánh giá kết quả thu được từ lần phóng thử mô hình của tên lửa này với kích thước và trọng lượng tương đương hồi tháng 9/2021.

Giám đốc chương trình Rapid Dragon của văn phòng, ông Dean Evans, mô tả đây là một hệ thống vũ khí độc lập được xếp chồng lên nhau dạng pallet, dạng module có thể cấu hình lại để dễ dàng thả các loại bom đạn khác nhau với số lượng khác nhau.

Kho ten lua hanh trinh tren khong My ban dan that
Cách tên lửa khai hỏa từ máy bay vận tải.

Để thực hiện chương trình tích hợp vũ khí lên các máy bay vận tải, một hệ thống pallet (tấm giá đỡ dạng trượt) đặc biệt đã được thiết kế riêng. Đạn dược được xếp vào pallet đưa lên máy bay vận tải. Để tấn công, chiếc dù sẽ kéo hệ thống pallet gắn tên lửa ra khỏi máy bay, khi đó lần lượt những tên lửa sẽ được khai hỏa.

Ông Dean Evans, Không quân Mỹ đã hoàn thành nhiều cuộc thử nghiệm với cách khai hỏa này bằng mô hình tên lửa JASSM-ER từ máy bay vận tải C-130 và C-17. "Trước khi kết thúc năm 2021, quá trình bắn đạn thật sẽ được thực hiện", ông này cho biết thêm.

Đánh giá về hiệu quả tấn công của chương trình này, chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Jim Gomez cho biết, nếu dùng tên lửa JASSM-ER tấn công Syria hay bất kỳ nơi nào khác đang được S-400 bảo vệ, hệ thống phòng thủ này sẽ không thể ngăn chặn được.

Bởi JASSM-ER hiện là tên lửa hành trình được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. So với AGM-154, AGM-158 trở thành một tên lửa hành trình tấn công mặt đất, chứ không chỉ đơn thuần là bom thông minh.

Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình, cho phép xâm nhập các khu vực có mạng lưới phòng không dày đặc. Với tầm bắn tiêu chuẩn 370 km, tên lửa vượt xa khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không S-300 và hoàn toàn đủ sức khiến S-400 do Nga sản xuất bị bất ngờ.

 

Ở phiên bản AGM-158B, tầm bắn của tên lửa mở rộng tới gần 1.000km, vượt phạm vi đánh chặn của tổ hợp S-400 (400km). Điều đó có nghĩa là các hệ thống phòng không Nga sẽ rơi vào tình trạng thụ động, không thể đánh chặn các oanh tạc cơ trước khi chúng phóng tên lửa.

Máy bay Mỹ có thể phóng tên lửa mồi để dụ S-400 kích hoạt, sau đó mới tung ra AGM-158, khiến thứ vũ khí này trở thành một trong những tên lửa diệt hệ thống phòng không Nga hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, khi đưa ra đánh giá trên, vị chuyên gia Mỹ quên rằng đi kèm với S-400 Nga luôn có hệ thống radar 91N6E. Hệ thống radar hoạt động ở băng tần S, bám bắt được 300 mục tiêu trên không - kể cả mục tiêu tàng hình, đặc biệt là tên lửa đạn đạo ở cự ly tới 600 km.

Hai mảng ăng ten ngược chiều gồm 2.700 phần tử thu phát liên tục tạo ra các búp sóng phụ cho phép kháng nhiễu cao, đồng thời tăng cường độ chính xác và số lượng mục tiêu có thể phát hiện.

Đài 91N6E có thể cung cấp tham số cho tên lửa 40N6 tầm bắn 400 km, hoặc tên lửa 48N6E2/ 48N6E3 có tầm bắn 200/ 250 km. Bên cạnh đó S-300VM còn sử dụng đạn tên lửa 9M96 hoặc 9M96E để tiêu diệt các mục tiêu tầm thấp.

 

Căn cứ vào những tính năng tối tân của 91N6E cộng với khả năng đánh chặn của những tên lửa của S-400, việc đối phó với những mục tiêu như JASSM-ER được cho là hoàn toàn nằm trong khả năng của phòng thủ Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm