Khó tin: Mỹ vẫn “níu kéo” máy bay F-5 thời chiến tranh Việt Nam
Mặc dù đã vô cùng lỗi thời, thế nhưng rất ngạc nhiên khi Mỹ vẫn đang cố gắng níu kéo dàn máy bay tiêm kích F-5 từ thời chiến tranh Việt Nam. Điều gì đang xảy ra? F-5 có gì mà Quân đội Mỹ lại thích tới mức này.
S-350, Sosna sắp vào “siêu thị tên lửa Nga”, Việt Nam chọn cái nào? / CLIP: Hé lộ lời cuối của phi công F-35A Nhật Bản trước khi máy bay rơi
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, hôm 2/4 Không quân Mỹ đã chính thức ký hợp đồng với Tập đoàn Northrop Grumman duy trì kỹ thuật cho các máy bay T-38 Talon và F-5 Tiger II. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Trung tâm quản lý vòng đời Không quân Mỹ, hợp đồng trị giá hơn 22 triệu USD nhằm cung cấp dịch vụ kỹ thuật kéo dài thời gian sử dụng máy bay T-38 và F-5. Công việc dự kiến sẽ được thực hiện tại Clearfield (bang Utah), dự kiến hoàn thành ngày 31/3/2024. Nguồn ảnh: Airliner.net
Điều đáng nói, việc Mỹ tiến hành hợp đồng duy trì kỹ thuật cho dòng máy bay F-5 Tiger II là điều hơi khó hiểu. Hóa ra lâu nay họ vẫn duy trì dòng tiêm kích hạng nhẹ có từ thời chiến tranh Việt Nam. Trong khi các dòng máy bay hiện đại hơn mà cùng thời như F-105, F-4 Phantom II thậm chí F-111 hiện đại hơn đã “về vườn” từ lâu. Nguồn ảnh: Flick
Ra đời năm 1962, dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 bắt đầu tham gia các phi vụ đầu tiên trên chiến trường Việt Nam từ cuối năm 1965. Khác với nhiều loại máy bay khác thời kỳ này như F-105, F-4, F-5 chỉ quanh quẩn ở khu vực miền Nam Việt Nam mà hiếm khi dám bay ra phía Bắc đánh phá. Nguồn ảnh: axis
Sau khi rút khỏi Việt Nam 1973, Mỹ để lại số lượng lớn dòng máy bay này cho VNCH sử dụng. Sau ngày 30/4/1975, F-5 tiếp tục được đưa vào biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, chúng ta đã sử dụng loại máy bay này cực kỳ hiệu quả trong chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam từ cuối những năm 1970 và tới giữa những năm 1980. Nguồn ảnh: Airliner.net
Còn với F-5 của Không quân Mỹ, chúng bị rút khỏi nhiệm vụ chiến đấu và đưa và các phi đội đóng giả máy bay MiG (Liên Xô) để thực hiện chương trình huấn luyện không chiến cho phi công Không quân và Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: airwar.ru
Sở dĩ F-5 được chọn làm máy bay “đóng giả tiêm kích MiG” chính là nhờ thiết kế nhỏ gọn theo hơi hướng máy bay Liên Xô. Nó có chiều dài chỉ 14,45m, sải cánh 8,13m, cao 4,08m, trọng lượng rỗng 4,3 tấn... nhìn chung nhỏ hơn rất nhiều khi đem so với F-4 Phantom II - tiêm kích chủ lực của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Jetphotos
F-5 được trang bị hai động cơ turbojet J85 cho tốc độ tối đa Mach 1,6 (1.700km/h), tầm bay 1.400km, trần bay 15,8km, tốc độ leo cao 175m/s. Nguồn ảnh: Airliner.net
F-5 mang được khá ít vũ khí chỉ bao gồm khoảng 3,2 tấn gồm 4 tên lửa không đối không hoặc hai quả kết hợp với việc treo tên lửa không đối đất Maverick hoặc bom hay rocket. Nhìn chung là bộ vũ khí của nó “hơi ít” so với các mẫu tiêm kích Mỹ giai đoạn chiến tranh Việt Nam và cả sau này. Nguồn ảnh: Airliner.net
Tuy nhiên chính nhờ sự nhỏ gọn, nhanh nhẹn, cơ động cao khiến F-5 vẫn giữ được vai trò trong các phi đội “không quân địch” trong nhiều năm nữa. Hiện Không quân và Hải quân Mỹ chủ yếu sử dụng phiên bản F-5N trang bị radar AN/APG-69 thay cho loại APQ-159 lỗi thời trên F-5E Tiger II. Nguồn ảnh: Airliner.net
Trong ảnh, một chiếc tiêm kích F-5 của Không quân Mỹ sơn màu ngụy và phù hiệu của Không quân Liên Xô. Nhìn chung, phù hiệu thì đúng nhưng màu sơn có phần “hơi chế” vì hiếm có máy bay nào của Nga hiện sử dụng loại sơn đen bạc này. Nguồn ảnh: Airliner.net
Nói một chút về T-38 Talon, đây là loại máy bay huấn luyện cao cấp tốc độ siêu âm được phát triển có sự chia sẻ với F-5 nên trông chúng khá giống nhau. Hầu hết các phi công lái máy bay chiến đấu Mỹ bao gồm cả F-22 và F-35 đều phải bay qua loại máy bay này. Nó đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.800km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo