Vai trò mới nào phù hợp nhất với tên lửa P-15 Termit Việt Nam?
Tàu ngầm Nga thị uy phóng tên lửa liên lục địa từ 2 vùng biển cùng lúc / Trung Quốc tháo sạch vũ khí 'ngon' trên chiến hạm tặng cho Sri Lanka
Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện đang duy trì một số lượng khá lớn tên lửa đối hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx) để trang bị cho các tàu tấn công nhanh Molniya 1241.RE (Tarantul), Osa II, cũng như hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.
P-15 Termit ra đời từ những năm 1950 có tầm bắn 85 km, tốc độ tối đa Mach 0,9 và mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 513 kg.
Mặc dù có uy lực lớn nhưng do nhược điểm kích thước khá cồng kềnh, bay hành trình cao (giai đoạn cuối vẫn còn ở độ cao trên 100 m), tốc độ chậm, độ cơ động kém nên P-15 rất dễ bị đánh chặn bởi các chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến.Ngoài ra, loại tên lửa này còn dễ dàng bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc.
Với những hạn chế nêu trên, SS-N-2 Styx rất khó có thể đảm đương nhiệm vụ như chống tàu chiến như thiết kế ban đầu trong thời đại ngày nay. Do vậy, nó cần một vai trò mới để trở nên hữu ích hơn.
Tàu tên lửa Molniya 1241.RE (Tarantul) được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định hoán cải P-15 Termit, chúng ta có thể cho nó chức năng mới là bia bay đạn đạo hoặc tên lửa hành trình đối đất.
Tuy nhiên phương án hai là khả thi hơn, nhất là khi gần đây các tên lửa phòng không SA-2 chuyển đổi mục đích thành tên lửa đạn đạo vẫn liên tiếp lập chiến công tại Trung Đông.
Với đầu đạn lớn, tên lửa P-15 có sức mạnh hủy diệt thực sự đáng gờm, nhưng nhược điểm lớn nhất của nó lại là tầm bắn ngắn do dùng động cơ nhiên liệu lỏng. Việc thay thế động cơ là gần như bất khả thi, do phải can thiệp quá sâu vào cấu trúc nguyên thủy.
Nhưng nhược điểm về tầm bắn sẽ được khắc phục nhờ phương tiện mang là các tàu cao tốc cỡ nhỏ, có thể bí mật áp sát bờ biển đối phương và phóng tên lửa tấn công các hải cảng, sân bay ven biển hay mục tiêu gần bờ (trên dưới 50 km).
Tên lửa đối hạm P-15T Termit của Việt Nam (phiên bản lắp đầu dò hồng ngoại). Ảnh: Quân đội nhân dân.
Trong lịch sử chiến tranh thế giới cũng đã ghi nhận việc tên lửa đối hạm P-15 được sử dụng để tấn công mục tiêu trên đất liền. Vào ngày 4/12/1971, nhà máy lọc dầu ở Keamari, Pakistan đã bị tấn công bởi tên lửa P-15 phóng đi từ các tàu chiến nhỏ của Hải quân Ấn Độ.
Những bồn chứa dầu lớn do bị hun nóng bởi mặt trời vào ban ngày nên ban đêm chúng phát ra nhiệt. Tên lửa P-15T (phiên bản trang bị đầu dò hồng ngoại) đã bắt được mục tiêu và gây ra khá nhiều thiệt hại.
Hải quân Việt Nam đang được trang bị cả hai biến thể dùng đầu dò radar chủ động và hồng ngoại của Termit, hướng cải tiến tối ưu có lẽ chỉ cần nâng cấp hệ thống dẫn đường chính xác cho tên lửa là đủ.
Một tàu tên lửa Tarantul với 4 ống phóng P-15 sẽ mang cơ số 2 đạn chống hạm để tự vệ, còn lại 2 đạn đối đất để đánh đòn tập kích vào căn cứ đối phương. Khi đó sức mạnh răn đe của lớp tàu chiến này sẽ tăng lên nhiều lần.
Tương tự như SA-2, mặc dù có thể không còn quá nhiều vai trò nhưng tên lửa chống hạm P-15 Termit vẫn còn rất hữu ích, kể cả phải hoán cải sang một vai trò khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này