Quốc tế

Việt Nam hoán cải thành công tên lửa không đối không K-13 để phóng từ mặt đất

DNVN - Trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu cải tiến tên lửa không đối không K-13 thành loại đất đối không.

Tàu ngầm Nga thị uy phóng tên lửa liên lục địa từ 2 vùng biển cùng lúc / Trung Quốc tháo sạch vũ khí 'ngon' trên chiến hạm tặng cho Sri Lanka

Tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13 của Liên Xô (còn gọi bằng cái tên R-3S hay AA-2 Atoll) bắt đầu được phát triển từ năm 1958, chính thức đưa vào trang bị trong Không quân Liên Xô năm 1960, nó bị coi là sao chép thiết kế từ nguyên mẫu AIM-9 Sidewinder do Mỹ chế tạo khi giống từ hình dáng cho đến tính năng.

Tên lửa K-13 dài 2.830 mm; sải cánh 530 mm; trọng lượng 93 kg, mang đầu đạn nặng 7,4 kg; sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ tối đa Mach 2,5; tầm bắn 8 km; tên lửa được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại với ngòi nổ cận đích.

Tên lửa không đối không K-13 chính là vũ khí mạnh nhất của các tiêm kích đánh chặn MiG-21 Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ.

Tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. Ảnh: Wikipedia.

Ý tưởng đưa tên lửa không đối không từ dưới cánh máy bay sang bệ phóng mặt đất nhằm chuyển đổi chức năng thành tên lửa đất đối không rất được ưa chuộng vào thời điểm hiện tại, có thể kể ra đây một vài tổ hợp tiêu biểu như SPYDER của Israel, SLAMRAAM của Mỹ, hay VL MICA do Pháp sản xuất...

Tuy nhiên ít người biết rằng ngay trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã chế tạo được một hệ thống với nguyên lý tương tự, có thể so sánh như "SPYDER nội địa" của chúng ta, mặc dù tính năng chắc chắn không thể sánh bằng.

Cụ thể, trong bài viết "Phòng, chống máy bay AC-130E trên đường Trường Sơn" đăng trên báo Quân đội Nhân dân có đoạn ghi rõ:

"Trước tình hình đó, Bộ Quốc phòng chỉ thị các đơn vị nghiên cứu biện pháp phòng, chống máy bay AC-130E. Sau một thời gian, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu loại pháo sáng TC70 chỉ thị mục tiêu cho pháo cao xạ, dùng tên lửa không đối không K-13 và cải tiến tên lửa đất đối đất H6 thành tên lửa đất đối không, để chống lại máy bay AC-130E".

 

Hình ảnh được cho là tên lửa "đất đối không" K-13 của Việt Nam bắn đi từ bệ phóng đặt trên xe cơ giới. Ảnh: Trang quân sự Việt Nam.

Hình ảnh được cho là tên lửa "đất đối không" K-13 của Việt Nam bắn đi từ bệ phóng đặt trên xe cơ giới. Ảnh: Trang quân sự Việt Nam.

Mặc dù những thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm tầm bắn, trần bay, hay thành tích chiến đấu của tên lửa không đối không Vympel K-13 sau khi nhận vai trò mới không thấy công bố, nhưng cùng với các loại vũ khí hoán cải khác, nó đã góp phần hạn chế hoạt động của máy bay cường kích AC-130E trên tuyến đường Trường Sơn.

Đây là bằng chứng rõ ràng về năng lực vượt khó, sáng tạo không ngừng của các kỹ sư quân sự Việt Nam trong thời điểm gian nan nhất, đặt nền móng cho những chương trình phức tạp hơn sau này.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm