Không thích Nga nhưng Ba Lan vẫn cố níu kéo xe tăng T-72
Dù cho quan điểm chính trị và quân sự ngày càng xa rời Moscow, thế nhưng đồng minh năm xưa của Liên Xô (cũ) – Ba Lan đến nay vẫn phải chấp nhận sử dụng các xe tăng T-72 huyền thoại.
Bất ngờ sức mạnh loại xe tăng Nga vừa cấp cho Syria để hủy diệt phiến quân / Nặng 42-46 tấn, “xe tăng bay” T-80 Nga vượt sông thế nào?
Có thể nói, đây là động thái gây không ít bất ngờ cho giới phân tích vì kể từ sau năm 1991, chính quyền Ba Lan đã chuyển hướng về chính trị - kinh tế - quân sự thân thiết với các nước phương Tây, thậm chí Ba Lan đang mua sắm nhiều trang bị hạng nặng từ phương Tây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kể cả với lực lượng xe tăng – thiết giáp, Ba Lan đã mua khoảng 250 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 và Leopard 2A5 từ Đức. Khi số tăng này được chuyển giao, họ đã “tiễn” hơn 200 xe tăng T-72 của Liên Xô (cũ) vào các kho niêm cất bảo quản lâu dài. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thế mà nay, tình hình đang thay đổi, không hiểu sao Ba Lan quyết định chi tới nửa tỷ USD để hiện đại hóa hàng trăm xe tăng T-72M1. Phải chăng Leopard 2A4 là không đáng tin cậy, hay Ba Lan cần nhiều xe tăng hơn để đối phó với Nga? Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak, các xe tăng T-72 hiện đại hóa sẽ được cải tiến hệ thống kính ngắm; khí tài trinh sát và hệ thống liên lạc kỹ thuật số tiên tiến. Như vậy, các hạng mục nâng cấp có lẽ chỉ tập trung vào cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực của T-72. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không loại trừ khả năng các xe tăng T-72 sẽ nâng cấp theo hướng của chương trình hiện đại hóa PT-91 Twardy trước đây. Đó là tên gọi của phiên bản xe tăng chủ lực được phát triển từ T-72 của Ba Lan với khung gầm tương tự, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, giáp bảo vệ, thay động cơ... Nguồn ảnh: Wikipedia
PT-91 Twardy trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Drawa với kính ngắm ngày - đêm của Israel; hệ thống ngắm và quan sát ngày - đêm dành cho chỉ huy xe POD-72; máy tính đường đạn; đo xa laser... cho phép tăng độ chính xác của từng phát bắn trong mọi điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ba Lan bắt đầu được trang bị xe tăng T-72 từ đầu những năm 1980. Có một điều lưu tâm rằng, chỉ có một phần nhỏ T-72 được Liên Xô viện trợ trực tiếp, phần còn lại đa số được sản xuất tại Ba Lan theo giấy phép của phía Liên Xô. Và dây chuyển chế tạo dòng xe tăng này nằm tại chính nhà máy Bumar-Labedy - nơi chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng nửa tỷ USD vừa ký. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các xe tăng T-72 của Ba Lan thuộc 3 phiên bản gồm: T-72M; T-72M1 và T-71M1K. Cả ba phiên bản này đều không có giáp phản ứng nổ ERA, bị hạ cấp hệ thống điều khiển hỏa lực so với xe nội địa của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dòng T-72M này được thiết kế trên cơ sở phiên bản T-72A model 1979 phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Chúng trang bị khẩu pháo 125mm D-81TM với hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực thiếu máy tính đường đạn, động cơ chỉ có công suất 840hp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vậy, với trình độ của Ba Lan hiện tại thì ngoài hệ thống điều khiển hỏa lực, họ hoàn toàn có thể trang bị giáp phản ứng nổ nội địa cho T-72M1. Đó có lẽ là loại giáp ERA Erawa đã được tích hợp cho dòng PT-91. Các thử nghiệm cho thấy, giáp Erawa giảm khả năng xuyên thép của đạn nổ lõm chống tăng xuống mức 50-70% và đạn thanh xuyên APFSDS xuống 30-40%. Các hộp đạn ERA cũng không thể bị phá nổ nếu bị đạn 30mm bắn hoặc bị mảnh bom hay thậm chí là cả bom xăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Hôm 22/7, tại nhà máy Bumar-Labends, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Marusz Blaszczak đã ký vào bản hợp đồng trị giá 545 triệu USD hiện đại hóa 318 xe tăng T-72 thời Liên Xô (cũ) cho Quân đội Ba Lan. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ba Lan