Quốc tế

Khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight III: Tương lai của Hải quân Mỹ

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG) của Hải quân Mỹ đã phục vụ trong 30 năm và có điểm đặc biệt là thời gian sản xuất lâu nhất so với bất kỳ tàu chiến mặt nước nào của Hải quân Mỹ sau Thế chiến II. Và nhờ sự kết hợp giữa nhu cầu hải quân, công nghệ và chi phí, lớp tàu chiến huyền thoại này giờ đây sẽ có một bản nâng cấp quan trọng.

"Giải mã" loạt tín hiệu mới trong căng thẳng Mỹ-Iran: Thông điệp gì cho ông Biden? / Mỹ chấp thuận bán bom GBU-39 SDB cho Saudi Arabia

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Arleigh Burke (DDG 51) của hải quân Mỹ trên biển Địa Trung Hải.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là trụ cột trong hạm đội mặt nước của Hải quân Mỹ và cho đến nay đã có 68 chiếc được chuyển giao. Các tàu này có khả năng tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm cả sự hiện diện quân sự trong thời bình.

Ban đầu, USS Michael Murphy (DDG-112), chiếc thứ 60 trong lớp Arleigh Burke, được chuyển giao vào tháng 10/2012, được dự định là con tàu cuối cùng của lớp tàu khu trục này. Tuy nhiên, sau khi đề xuất hủy bỏ chương trình tàu khu trục lớp DDG 1000 Zumwalt, Hải quân Mỹ đã chọn phương án tiếp tục với chương trình lớp DDG-51,phiên bản mới và cải tiến của lớp tàu khu trục đa năng Arleigh Burke.

Bản nâng cấp Flight III này không chỉ kéo dài tuổi thọ của chương trình mà còn mang lại khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp quan trọng cho hạm đội của Hải quân Mỹ.

Việc nâng cấp Flight III tập trung vào hệ thống radar phòng thủ tên lửa và phòng không AMDR / SPY-6 (V) 1, cho phép các tàu thực hiện đồng thời tác chiến phòng không và phòng thủ tên lửa đạn đạo.

 

Vào tháng 11/2020, Hải quân Mỹ thông báo để hỗ trợ việc nâng cấp này, họ đã bắt đầu thử nghiệm và tích hợp các hệ thống trang bị cho tàu tại các cơ sở trên đất liền.

“Đây là một vài tuần cực kỳ thú vị đối với chương trình đóng tàu DDG 51 Aegis”, ông Seth Miller, Giám đốc chương trình DDG 51 cho biết trong một tuyên bố vào tháng 11. “Chương trình vẫn đang đi đúng hướng, là minh chứng cho sự làm việc chăm chỉ và cống hiến của đội phát triển Flight III”.

Con tàu Flight III đầu tiên, USS Jack H. Lucas (DDG-125), bắt đầu được chế tạo vào tháng 5/2018 và Hải quân Mỹ cho đến nay đã ký hai hợp đồng đóng tổng số 10 tàu khu trục nâng cấp. Ngoài việc lớn hơn các tàu trước đó trong lớp Arleigh Burke, các tàu Flight III cũng sẽ có các tính năng mới giúp tăng khả năng tác chiến. Chúng sẽ có các nhà chứa cho hai trực thăng SH-60B / F LAMPS, một phần mềm hệ thống chiến đấu mới, một sàn đáp mở rộng.

DDG-125 cũng sẽ được trang bị bốn động cơ tua bin khí hàng hải LM2500 General Electrics, cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56km/h).

Vũ khí trang bị của tàu bao gồm hai hệ thống ống phóng thẳng đứng Mark 41, một 32 ống và hệ thống còn lại gồm 64 ống. Các tên lửa bao gồm 96 quả RIM-66 SM-2, BGM-109 Tomahawk, RIM-162 ESSM hoặc RUM-139 VL-Asroc.

 

Tàu còn có pháo hạm 130 mm, hai khẩu pháo tự động Mk38 25 mm, bốn súng máy, hai hệ thống ống phóng ngư lôi 3 nòng Mk46 và một hệ thống vũ khí tầm gần Phalanx CIWS 20 mm.

Với những nâng cấp này, tàu khu trục lớp Arleigh Burke sẽ vẫn là trụ cột của Hải quân Mỹ trong nhiều thập kỷ tới như một nền tảng đa nhiệm vụ cho thế kỷ 21.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm