Quốc tế

Khủng hoảng năng lượng diễn ra trên khắp thế giới

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine và những diễn biến chính trị ở phương Tây đã gây ra khủng hoảng năng lượng khắp thế giới, châu Á không phải là ngoại lệ.

G7 cam kết hỗ trợ 28 tỷ euro cho ngân sách Ukraine / 'Bất kỳ sự xâm phạm nào của NATO vào Crimea đều có thể châm ngòi Thế chiến 3'

Thế nhưng, khủng hoảng năng lượng ở châu Á sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong khu vực này, mà còn có thể tác động tới phần còn lại của thế giới.

Những diễn biến mới nhất trên thị trường năng lượng châu Á - TBD

Giá nhập khẩu năng lượng đang tăng đột biến trên toàn cầu, với giá than cao gấp 5 lần và giá khí đốt tự nhiên cao gấp 10 lần so với năm 2021. Một số quốc gia châu Á, đặc biệt là những nước đang phát triển phụ thuộc vào nhập khẩu bị ảnh hưởng ở mức chưa từng có trong cuộc khủng hoảng năng lượng này.

Mùa hè năm nay, Sri Lanka đang ở trong cơn khát năng lượng trầm trọng. Cảnh tượng đã quen thuộc trong vài tháng ở bất kì trạm xăng nào. Xe xếp hàng dài vài tiếng, thậm chí vài ngày để đổ đầy 1 bình xăng. Nhưng bắt đầu từ ngày 28/6, việc bán lẻ xăng dầu cũng buộc phải tạm ngừng trong khoảng 2 tuần tới. Nhiên liệu sẽ phải để dành phục vụ cho các dịch vụ thiết yếu.

Anh Emdad Hussain - Người dân Sri Lanka cho biết: "Tình hình hiện nay đang tồi tệ hơn. Nhiên liệu cạn kiệt, thậm chí những thứ cơ bản nhất như điện hoặc thực phẩm cũng thiếu".

Khủng hoảng năng lượng diễn ra trên khắp thế giới - Ảnh 1.

Tại Sri Lanka, giá dầu diesel đã tăng 230% và giá xăng đã tăng 137% trong 6 tháng qua. Nhưng vấn đề lớn hơn mà Bộ trưởng Năng lượng nước này thông báo tuần trước, đó là Sri Lanka sắp hết nhiên liệu và cũng không có đủ ngoại tệ để chi trả cho việc nhập các nhu yếu phẩm. Chính phủ nước này đã tính tới việc vay 500 triệu USD từ Ấn Độ để mua thêm nhiên liệu.

Còn ở Pakistan, cuộc khủng hoảng năng lượng được dự báo sẽ còn tồi tệ hơn trong vài tuần tới. Nước này sử dụng điện năng phần lớn là từ các nhà máy chạy bằng khí đốt tự nhiên nhập khẩu. Nhưng giá cả tăng vọt trong vài tháng qua khi các nước châu Âu đi tìm các nguồn cung mới để thay thế Nga. Chính phủ Pakistan hiện chưa thể đạt được một thỏa thuận mới để nhập khí hỏa lỏng tự nhiên với giá cả phải chăng. Thiếu nhiên liệu dẫn tới mất điện triền miên.

Cô Saphia Mangi - Người dân Pakistan nói: "Để chống chọi lại cái nóng, chúng tôi giờ chỉ còn 1 cái quạt chạy bằng năng lượng mặt trời, dùng chung cho tất cả mọi người. Tới tối, cái nóng cũng không giảm".

Khủng hoảng năng lượng diễn ra trên khắp thế giới - Ảnh 2.

Pakistan cũng nhập khẩu gần như toàn bộ dầu thô từ nước ngoài để sử dụng và giá hiện giờ cũng là mức giá nhập cao nhất trong 1 thập kỉ. Các quốc gia đang phát triển như Pakistan và Sri Lanka đang chịu tác động của giá cả tăng cao toàn cầu, nhưng họ cũng chịu tác động của nguồn cung năng lượng. Hai yếu tố này khiến cho khủng hoảng năng lượng ở đây trầm trọng hơn nhiều.

Tuy nhiên, không chỉ ở quốc gia nghèo, mà tình hình năng lượng ở Australia, một trong những nước có tài sản trung bình với mỗi người trưởng thành cao nhất thế giới cũng không mấy khả quan. Hôm 15/6, Cơ quan Điều hành Thị trường Năng lượng Australia thông báo đóng cửa một số thị trường điện giao ngay thuộc khu vực miền Đông và mới mở lại một phần hôm thứ 5 tuần trước.

Đây là điều chưa từng có tiền lệ để kịp thời đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng quốc gia đang ngày càng lan rộng. Giá bán buôn điện trong quý I/2022 tăng 141% so với cùng kỳ năm ngoái và Chính phủ Australia thúc giục các hộ gia đình cắt giảm sử dụng điện.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm