Trận thắng oanh liệt nhất của xe tăng lội nước PT-76 trước chiến xa Mỹ
Giá lương thực toàn cầu cao nhất trong 1 thập kỷ / Top 5 vũ khí mới nhất của Nga được săn đón trên toàn cầu
Xe tăng lội nước PT-76 do Liên Xô được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1950, sau khi tiến hành một số thử nghiệm và sửa đổi, nó chính thức gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô trong năm 1951.
PT-76 được sản xuất tại Nhà máy máy kéo Volgograd từ năm 1958 đến 1967 và tổng cộng 12.000 xe đã được chế tạo cho quân đội Liên Xô và xuất khẩu sang các quốc gia đồng minh với số lượng lên tới khoảng 2.000 xe.
Vỏ giáp của PT-76 làm bằng thép hàn, giúp bảo vệ chống lại vũ khí bộ binh nhẹ và mảnh đạn pháo. PT-76 có khả năng bơi với tốc độ tối đa 9 km/h nhờ hai động cơ phản lực nước gắn ở phía sau thân xe.
Vũ khí chính của PT-76 bao gồm pháo nòng xoắn D-56T cỡ 76,2 mm có tốc độ bắn tối đa từ 6 đến 8 phát/phút, tầm bắn tối đa trong vai trò bắn gián tiếp từ 12.000 - 13.290 m, tầm bắn thẳng hiệu quả chỉ hơn 1.000 m.
Vũ khí phụ của PT-76 gồm súng máy PKTM cỡ 7,62 mm gắn đồng trục ở bên phải pháo chính và nóc tháp pháo có thể được trang bị một súng máy phòng không 12,7 mm DShKM.
Theo dòng lịch sử quân sự, cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra vào năm 1971 đã chứng kiến chiến công oanh liệt nhất của các xe tăng hạng nhẹ PT-76 phục vụ trong lực lượng vũ trang của New Delhi.
Với một nhóm đổ bộ trên tàu, các xe tăng PT-76 hoạt động trong rừng rậm của đồng bằng sông Hằng đã đánh chìm nhiều pháo hạm đối phương. Tuy nhiên trận chiến Garibpur mới thực sự là chiến công hiển hách nhất đối với chiếc chiến xa được sản xuất ở Volgograd.
Cuộc giao tranh bắt đầu với đợt tấn công của Tiểu đoàn 14 Punjabi do Đại tá Singh chỉ huy vào đầu mối giao thông trọng yếu Garibpur ở Đông Pakistan. Đơn vị Ấn Độ được yểm trợ bởi không quân, pháo binh, một trung đội biệt kích và 14 xe tăng PT-76. Tổng quân số khoảng 800 người.
Quân đội Pakistan cũng tổ chức lực lượng đánh chặn với chủ lực là Lữ đoàn 107 được tăng cường 14 xe tăng M24 Chaffee của Mỹ. Từ trên không, họ được yểm trợ bởi máy bay chiến đấu F-86 Sabre cũng do Mỹ sản xuất.
Vào đêm 21/11, trinh sát Ấn Độ đã phát hiện ra đội hình Quân đội Pakistan, điều này cho phép Đại tá Singh xác định hướng tấn công và bố trí trận địa phục kích. Xe tăng PT-76 đã nằm sẵn trong chiến hào và ngụy trang, các khẩu súng không giật được bố trí gần đó.
Trận chiến bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. “Đối phương tấn công rất tự tin, một xe tăng M24 tiếp cận vị trí của Ấn Độ ở cự ly chỉ 25 mét. Sĩ quan trong đó đã bị Đại úy Gill bắn khi đang cố thoát ra khỏi xe", Đại tá Quân đội Ấn Độ Anil Shori viết trong hồi ký của mình.
Cần lưu ý rằng hai đối thủ M24 và PT-76 có hỏa lực tương đương. Xe tăng Mỹ có sử dụng pháo 75 mm, trong khi chiến xa Liên Xô mang pháo 76 mm. Tuy nhiên Chaffee nhỏ hơn và có mức độ bảo vệ tốt hơn. Độ dày giáp tối đa của PT-76 chỉ là 15 mm, trong khi M24 là 38 mm.
Do vậy ngay cả khi đổ bộ trong một trận phục kích, các xe tăng của Pakistan vẫn có thể kháng cự mạnh mẽ. Họ hạ được xe tăng của Thiếu tá Naranga, người chỉ huy một đại đội PT-76. Sĩ quan Ấn Độ sau đó được truy tặng quân hàm Đại tá.
Đại tá Anil Shori viết: “Cuộc tấn công dữ dội của kẻ thù dừng lại vào khoảng 8h30' sáng với thiệt hại 3 chiếc M24. Sau đó là một trận chiến trên bầu trời giữa máy bay Ấn Độ và Pakistan, kết quả là 3 chiếc F-86 Sabre bị bắn rơi".
Tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là chiếc công nổi bật nhất của xe tăng lội nước PT-76 trong một trận đấu tăng trên chiến trường mở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo