Quốc tế

Lá chắn Mỹ đưa đến Đức chặn được gì?

Theo Topwar, Mỹ quyết định trang bị loạt tổ hợp phòng thủ M-SHORAD cho những đơn vị tại châu Âu nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm đến từ Nga.

Nga tiết lộ vũ khí bí mật của UAV Okhotnik và Grom / Tăng Mỹ sản xuất nổ tung bởi vũ khí Liên xô

Quyết định triển khai được thực hiện trong giai đoạn 2021-2022. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn phòng không số 4 (hay 5-4 ADA) thuộc Bộ tư lệnh phòng không và tên lửa số 10 của quân đội Mỹ ở châu Âu được lựa chọn là đơn vị đầu tiên được trang bị hệ thống phòng không M-SHORAD.

La chan My dua den Duc chan duoc gi?
Hệ thống M-SHORAD bắn đạn thật.

Lực lượng này được thành lập vào năm 2018 và có trụ sở tại Ansbach (Đức). Năm 2020, có 18 binh sĩ của 5-4 ADA đã tham gia vào giai đoạn đầu của chương trình M-SHORAD. Những người này đã trải qua khóa đào tạo cần thiết và tham gia vào các cuộc thử nghiệm sử dụng vũ khí này.

Hôm 23/4, Lầu Năm Góc thông báo chuyển giao 4 tổ hợp phòng không M-SHORAD đầu tiên cho Tiểu đoàn 5. Trong một số báo cáo đã trình bày về một số kỹ thuật thử nghiệm trước đây, được sử dụng trong thử nghiệm thực địa.

Cụ thể, các tổ hợp vũ khí mới, sau khi tiếp nhận, đã được tháo dỡ từng phần. Sau đó đơn vị vận hành sẽ lắp đặt hoàn chỉnh, khi đó các hệ thống tên lửa - pháo phòng không sẽ đi vào hoạt động để đào tạo các kíp điều khiển mới.

Topwar cho biết thêm, đơn vị 5-4 ADA sẽ nhận thêm 28 hệ thống M-SHORAD mới vào cuối tháng 9/2021. Những hệ thống này cho phép lực lượng Mỹ tạo thành hàng phòng thủ mới đủ mạnh ngăn chặn các mối đe dọa từ phía Nga.

Để hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn, M-SHORAD được trang bị hệ thống tên lửa Stinger. Với nhiệm vụ chống tăng và các mục tiêu mặt đất, cỗ máy chiến đấu này được trang bị tên lửa chống tăng Hellfire. Ngoài ra, trên M-SHORAD còn được trang bị đại bác với cỡ nòng 30mm và súng máy đồng trục.

 

Hệ thống này được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên không và thậm chí trên mặt đất. Trạm radar hiện đại giúp hệ thống này phát hiện các mục tiêu trên không, đặc biệt là các máy bay không người lái.

Các mối đe dọa từ Nga đã trở thành một trong những động lực lớn để Mỹ bắt đầu xây dựng lại các hệ thống phòng không ở châu Âu.

Lầu Năm Góc hy vọng rằng, hệ thống này cùng với các hệ thống phòng thủ của NATO có khả năng chống lại các mối đe dọa từ Nga, đặc biệt là các loại vũ khí thế hệ mới của nước này.

Mục đích sử dụng M-SHORAD đã được Mỹ công bố nhưng theo chuyên gia của Defense News, vũ khí phòng không được tích hợp trên M-SHORAD chỉ có thể tấn công những mục tiêu như trực thăng, UAV không quá 5km. Trong khi khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất còn khiêm tốn hơn nhiều.

"Nếu một cuộc xung đột quân sự giữa Nga và lực lượng Mỹ tại châu Âu nổ ra, khả năng Nga dùng trực thăng và UAV để tấn công là rất thấp. Thay vào đó sẽ là tên lửa hành trình tầm xa, đòn chiến thuật, các cuộc không kích từ chiến đấu cơ có người lái... Tất cả đều nằm ngoài tầm tác chiến của M-SHORAD.

 

Chính vì vậy, việc M-SHORAD được Mỹ triển khai đến Đức và một số nước châu Âu được coi là động thái phô trương lực lượng chứ không mang nhiều ý nghĩa chiến đấu trong xung đột thực tế với một cường quốc như Nga", tờ Defense News của Mỹ thừa nhận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm