Pháp thử vũ khí siêu thanh, vượt qua đồng minh Mỹ
Lo tụt hậu trước Nga và Trung Quốc, Mỹ “xốc lại” chương trình vũ khí siêu thanh / Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga sẽ được triển khai ở Cuba và Venezuela?
Thông báo từ Hải quân Pháp cho biết, lực lượng nàyvừa bắn thử thành côngtên lửa tại vùng biển ngoài khơi Biscarosse về phía Bermuda.Vụ bắn thử nằmđợt thử nghiệm kéo dài từ ngày 28/4 đến ngày 21/5. Mặc dù vậy, vũ khí nào được phóng hiện vẫn được bảo mật.
"Căn cứ vào vùng biển quá rộng để thử nghiệm công với kế hoạch được thông báo trước đó liên quan đến chương trình vũ khí siêu thanh của Pháp, đâychính là đợt phóng đạn siêu thanh V-Max đầu tiên", tờ War Zone cho biết.
Hải quân Pháp phóng tên lửa M51. |
Theo lý giải từ chuyên gia của tờ báo này, nếu phóng tên lửa đã được trang bị dù là chống hạm hay tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, Hải quân Pháp sẽ không cần đến vùng biển rộng như vậy bởi chúng có quy đạo bay ổn định và sai số vốn đã nằm trong tính toán.
Trong khi đó, việc dùng đến vùng biện rộng khơi Biscarosse về phía Bermuda cho thấy nhiều khả năng Pháp đề phòng trường hợp đạn tên lửa siêu thanh mới sẽ không bay theo quỹ đạo định sẵn trong lần phóng đầu tiên này.
Kế hoạch thử nghiệm được Bộ Quốc phòng Pháp thông báo trước đó cho biết, những vụ phóng đầu tiên của V-Max sẽ được thực hiện trong quý II năm 2021.
"V-MaX được giao cho Ariane Group, một công ty liên doanh giữa hãng hàng không Airbus và hãng phát triển tên lửa Safran của Pháp phụ trách. V-MaX sẽ được thử nghiệm lần đầu trong nửa đầu năm 2021.
Chúng tôi quyết định công bố hợp đồng phát triển vũ khí có khả năng di chuyển với tốc độ trên 6.000 km/h. Nhiều quốc gia đã sở hữu vũ khí có tốc độ như vậy hoặc nhanh hơn. Chúng tôi đủ khả năng để phát triển chúng. Chúng tôi không thể chờ đợi thêm", thông báo của Bộ Quốc phòng pháp.
Trước đó, Pháp cũng đã tiến hành các nghiên cứu về hệ thống động cơ đẩy cho các thiết bị lướt siêu vượt âm, như một phần trong kế hoạch trị giá 42 tỷ USD nhằm nâng cấp kho vũ khí hạt nhân.
Vũ khí siêu thanh thường có tốc độ khoảng 6.175km/h trở lên. Về nguyên lý hoạt động, vũ khí siêu vượt âm đánh đổi tốc độ hồi quyển cực lớn của đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để tăng tầm bắn và khả năng lẩn tránh lưới phòng không đối phương.
Ngoài ra, vũ khí này cũng có khả năng cơ động phức tạp trong khi bay, khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn.
Trung Quốc được cho là đang dẫn đầu thế giới về công nghệ vũ khí siêu vượt âm, ít nhất là trong việc ứng dụng loại vũ khí này cho chiến trường thực tế. DF-17 là tổ hợp tên lửa đầu tiên sử dụng đầu đạn siêu vượt âm trên thế giới, dự kiến được Bắc Kinh biên chế vào năm 2020.
Trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng giới thiệu hai vũ khí siêu vượt âm, gồm tổ hợp tên lửa diệt hạm Kinzhal đủ sức đánh chìm tàu chiến từ khoảng cách 2.000 km, cùng phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard với tốc độ gấp 27 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn 10.000 km.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí siêu thanh bằng một số dự án với sự tham gia của cả ba quân chủng của quân đội nước này. Nhưng đến thời điểm hiện tại chưa một cuộc thử nghiệm thành công nào được ghi nhận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo