Quốc tế

Lầu Năm Góc triển khai vũ khí hạt nhân mới

Quân đội Mỹ vừa triển khai một loại vũ khí hạt nhân chiến thuật phóng từ tàu ngầm mà Lầu Năm Góc coi là yếu tố quan trọng để đối phó Nga, theo CNN.

Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo thành công vũ khí phá vật cản FMV-B1 / Ông Putin tiết lộ điều Nga sẽ làm khi vũ khí hạt nhân trở nên lỗi thời

Tàu ngầm USS Rhode Island phóng tên lửa Trident II (không mang đầu đạn hạt nhân) từ ngoài khơi bang Florida ngày 9/5/2019. Ảnh: US Navy
Tàu ngầm USS Rhode Island phóng tên lửa Trident II (không mang đầu đạn hạt nhân) từ ngoài khơi bang Florida ngày 9/5/2019. Ảnh: US Navy

Nhiều cựu quan chức cấp cao Mỹ cho rằng loại vũ khí mới này làm tăng khả năng xảy ra xung đột hạt nhân. “Hải quân Mỹ đã đưa vào sử dụng đầu đạn W76-2 cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm”, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Johnson Rood nói trong một thông báo đưa ra mới đây. Vũ khí mới này là phiên bản sửa đổi của đầu đạn W76 hiện được trang bị cho tên lửa Trident II.

Mã phóng hạt nhân và các lựa chọn hạt nhân dành cho tổng thống Mỹ đã được cập nhật để bao gồm cả loại vũ khí mới này, một quan chức Mỹ xác nhận với CNN. Các đầu đạn mới được sản xuất lần đầu vào tháng 2 năm ngoái. Đây là vũ khí hạt nhân mới mà Mỹ sản xuất lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua.

Trước đó, báo cáo hạt nhân năm 2018 của Mỹ cảnh báo, các đối thủ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân hạng nhẹ để chống lại Mỹ hoặc các đồng minh mà không sợ Mỹ tấn công hạt nhân để trả đũa vì Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân chiến lược, có độ tàn phá cao hơn nhiều. Theo báo cáo, Mỹ nên bổ sung vũ khí hạt nhân chiến thuật để tăng cường răn đe các đối thủ, khiến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân giảm đi.

Sau đó, Mỹ có kế hoạch sửa đổi các đầu đạn hiện có gắn vào tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Kế hoạch này là một phần của chương trình kéo dài 5 năm với chi phí 50 triệu USD. Mỗi tàu ngầm sẽ chỉ mang theo một số ít tên lửa mới loại này, còn lại vẫn được trang bị tên lửa tầm xa chiến lược là chính.

 

“Mỹ thường xuyên tham vấn các đồng minh về hệ thống vũ khí hạt nhân của mình và đã cập nhật tình hình phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ từ sau báo cáo hạt nhân năm 2018”, một quan chức NATO nói với CNN.

Ông Rood nói rằng, vũ khí mới của Mỹ “cho các đối thủ tiềm tàng thấy rằng không có lợi thế gì khi họ triển khai vũ khí hạt nhân hạn chế vì Mỹ có thể cương quyết phản ứng với bất kỳ kịch bản đe dọa nào”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Adam Smith cho rằng, việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật là “sai hướng và nguy hiểm”. “Việc triển khai loại đầu đạn này không hề khiến người Mỹ an toàn hơn. Thay vào đó, nó làm tăng nguy cơ tính toán sai khi khủng hoảng xảy ra”, ông Smith nói.

Người ta tin rằng, Nga đang có một lượng lớn vũ khí hạt nhân chiến thuật - loại vũ khí hạt nhân có sức mạnh, độ tàn phá thấp hơn vũ khí hạt nhân của Mỹ. Mỹ có một số bom hạt nhân chiến thuật đời cũ thả từ máy bay nhưng dễ bị đối phương bắn hạ hơn loại vũ khí phóng từ tàu ngầm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm