Quốc tế

Lầu Năm Góc vừa tính tới phương án chưa từng có trong lịch sử: Cú sốc lớn của Hải quân Mỹ

Lầu Năm Góc vừa đưa ra một quyết định chưa từng có trong lịch sử đó là khuyến nghị Hải quân Mỹ cắt giảm 2 tàu sân bay và tăng cường sử dụng các tàu chiến nhỏ.

Lầu Năm Góc đưa ra kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan / Lầu Năm Góc sẽ duy trì 2 biệt đội tàu sân bay tấn công tại vùng Vịnh

Kế hoạch chưa từng có trong lịch sử của Hải quân Mỹ

Một báo cáo đánh giá của Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã khuyến nghị Hải quân nước này nên loại biên 2 tàu sân bay và khẩn trương đưa vào lực lượng thêm hàng chục tàu chiến có người lái và không người lái cỡ nhỏ.

Tài liệu trên đã được trang tin quân sự Defense News tiết lộ trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang nghiên cứu đánh giá lại biểu biên chế của Hải quân Mỹ, Văn phòng của Bộ trưởng Mark Esper đã tiến hành phân tích rồi đưa ra khuyến nghị giảm số tàu sân bay từ 11 xuống còn 9 chiếc.

Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng đưa ra khuyến nghị về số lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ nên duy trì trong khoảng từ 80 tới 90 tàu chiến cỡ lớn và từ 55 tới 70 chiến hạm hạng nhẹ.

Đây có thể nói là một sự đảo ngược hoàn toàn so với các dự án trước đó, năm ngoái, Hải quân Mỹ đã đặt đóng 2 tàu sân bay lớp Ford thế hệ mới và không loại biên sớm hàng không mẫu hạm USS Harry Truman ra khỏi biên chế theo kế hoạch để cố gắng đạt được quy mô 355 tàu.

Thậm chí có nhiều chuyên gia còn cho rằng Hải quân Mỹ cần phải duy trì số lượng tàu lớn hơn, tới 400 chiếc, trong đó bao gồm 13 tàu sân bay.

Các siêu tàu sân bay lớp Ford và lớp Nimitz đều thuộc loại lớn nhất thế giới từ trước đến nay với lượng choán nước tới hơn 100.000 tấn và có thể mang tới 80-90 máy bay các loại.

Kể cả khi Hải quân Mỹ chỉ duy trì 9 tàu sân bay trong biên chế thường trực sẵn sàng chiến đấu thì trong tương lai vài chục năm tới cũng sẽ khó có đối thủ nào vượt qua được, kể cả Trung Quốc hiện nay đang khẩn trương phát triển hạm đội tàu sân bay của mình.

Theo kế hoạch, Bắc Kinh sẽ đóng mới và vận hành 6 nhóm tác chiến tàu sân bay. Hiện tại họ đã có 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông đi vào hoạt động. trong khi chiếc thứ 3 cũng gần hoàn thiện.

Trong khi đó, Nga vẫn đang loay hoay với thiết kế tàu sân bay thế hệ mới, còn hàng không mẫu hạm Kuznetsov của họ vẫn đang trong quá trình sửa chữa với rất nhiều khó khăn, dự báo nhanh nhất thì phải tới năm 2022 thì nó mới quay lại biên chế.

Lầu Năm Góc vừa tính tới phương án chưa từng có trong lịch sử: Cú sốc lớn của Hải quân Mỹ - Ảnh 2.

Đội tàu sân bay hết sức hùng hậu của Mỹ nằm tại cảng.

Vấp phải chỉ trích dữ dội

Cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, ông Jerry Hendrix chia sẻ trên một kênh thông tin rằng sẽ phải tái cấu trúc lại lực lượng nếu khuyến nghị của Lầu Năm Góc được Hải quân thực thi.

"Các phương án triển khai mà chúng tôi đã từng tính tới - và hiện chúng tôi vẫn đang áp dụng - có thể triển khai tới khoảng 15 tàu sân bay nhưng nay có thể sẽ bị phá sản", ông Hendrix nói khi bình luận về sự hiện diện của các tàu sân bay Mỹ ở khu vực Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương.

Defense News đã chỉ rõ kế hoạch của Hải quân Mỹ là giãn tiến độ phát triển mở rộng các tàu mặt nước cỡ lớn - lực lượng xương sống tung phóng sức mạnh vốn hiện đang duy trì ở mức tới 90 tàu tuần dương và tàu khu trục.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng đưa ra các ý tưởng tương tự trong một cuộc phỏng vấn và cho rằng dưới góc nhìn của ông về hạm đội hải quân trong tương lai yêu cầu phải "linh hoạt hơn nhiều" với sự hiện diện của những tàu chiến cỡ nhỏ.

 

Kế hoạch của ông Esper về việc tăng cường đưa vào biên chế các tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ hơn đã bị ông Craig Hooper chỉ trích dữ dội trên tạp chí Forbes nổi tiếng hồi tháng 3 vừa qua.

Lầu Năm Góc vừa tính tới phương án chưa từng có trong lịch sử: Cú sốc lớn của Hải quân Mỹ - Ảnh 3.

So sánh kích cỡ các tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh.

Ông này giải thích rằng các tàu chiến của Hải quân Mỹ có lịch sử là không thể hoạt động trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, do vậy ý tưởng sử dụng nhiều tàu chiến nhỏ có thể sẽ khiến thủy thủ hải quân Mỹ rơi vào rủi ro.

"Liệu ông ta [Esper] và những nhà hoạch định chính sách cùng chung quan điểm có hiểu được rằng họ có thể đảm bảo rằng hạm đội hải quân có thể chiến đấu hiệu quả hơn trong mọi điều kiện trên biển hay không?" và ông nhấn mạnh "nhất là khi Nga và Trung Quốc đang trỗi dậy, khiến hải quân Mỹ không còn hoạt động trên những vùng biển yên bình".

"Ngày nay, các cơn bão đang ngày càng mạnh, dữ dội và xuất hiện thường xuyên hơn, vì thế điều kiện tác chiến chỉ có ngày càng khó khăn hơn mà thôi", ông Hooper chỉ trích.

 

Nếu kế hoạch mới của Lầu Năm Góc được thực thi, rất có thể Hải quân Mỹ sẽ rơi vào cú sốc lớn bởi với số tàu hiện tại dường như chưa đủ để tác chiến nhất là trong bối cảnh các đối thủ của Mỹ ngày càng mạnh hơn và hiếu chiến hơn.

Với lực lượng hùng hậu như thế mà khi bị Iran khiêu khích, đánh vỗ mặt mà Mỹ còn không dám trả đũa quyết liệt thì thử hỏi khi số tàu giảm xuống, liệu các hành động tương tự có lập lại với mật độ ngày càng dày đặc hơn nguy hiểm hơn?

Phải chăng kế hoạch "Make American Great Again" của Tổng thống Trump công bố khi vận động tranh cử đã rơi vào tình trạng phá sản hay chí ít là "đầu voi đuôi chuột"? Có lẽ khó mà có nhận định chính xác ngay lúc này, bởi người Mỹ luôn có "sỏi trong đầu", họ luôn rất thực dụng để đạt được mục đích của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm