Liên Xô đã săn lùng máy bay Mỹ như thế nào?
Súng AK-74 (phiên bản cải tiến) đã vượt qua đối thủ SA-006 như thế nào? / Nga đề xuất hồi sinh súng không gian R-23M Kartech của Liên Xô
Để có được máy bay chiến đấu của Mỹ, Liên Xô thường đưa ra một số kế hoạch phức tạp và tinh vi, mặc dù đôi khi, họ cũng sử dụng đến trò hối lộ tầm thường. Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trở thành kỷ nguyên vàng cho ngành hàng không quân sự. Máy bay chiến đấu và máy bay ném bom do hai siêu cường thế giới cung cấp cho các bên tham chiến trong nhiều cuộc xung đột ủy nhiệm trên khắp thế giới đóng một phần không nhỏ vào kết quả của cuộc chiến.
Thông thường, kết quả của không chỉ một trận chiến trên không, mà của cả một cuộc chiến tranh cục bộ, phụ thuộc vào việc máy bay của ai có tốc độ, khả năng cơ động và khả năng phục hồi tốt hơn, cũng như ưu thế của vũ khí được tích hợp. Điều này khiến việc bắt giữ máy bay của đối phương để nghiên cứu chi tiết có ý nghĩa quan trọng và là tâm điểm của các cơ quan tình báo và các nhà quân sự.
Săn lùng máy bay F-86 Sabre
Vào đầu những năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, các máy bay chiến đấu MiG-15 của Liên Xô và F-86 “Sabre” của Mỹ về cơ bản “ngang cơ” nhau. Cả hai bên đều cố gắng bắt giữ một trong những chiếc máy bay của đối phương, nhưng chỉ có Liên Xô làm được. Tháng 4/1951, một nhóm phi công thử nghiệm do Trung tá Dzyubenko chỉ huy đã đến Bắc Triều Tiên. Nhiệm vụ của họ là bắt một chiếc F-86 hạ cánh xuống sân bay của Triều Tiên.
Mặc dù nhiệm vụ của nhóm thất bại, nhưng một chiếc Sabre đã sớm rơi vào tay Liên Xô. Trong trận đánh vào ngày 6/10 cùng năm, trung tá phi công Liên Xô Yevgeny Pepelyaev đã tính toán kỹ lưỡng thiệt hại cho một máy bay Mỹ đến nỗi chiếc máy bay sau đó hạ cánh xuống bờ biển Bắc Triều Tiên mà không bị rơi. Phi công Mỹ đã được một phi đội tìm kiếm và cứu hộ của Không quân Mỹ giải cứu, nhưng máy bay đã bị thu giữ và chuyển về Moscow.
Liên Xô quyết định sao chép "sát thủ của MiG" - biệt danh mà F-86 được báo chí phương Tây đặt cho. Stalin đã cho nhà thiết kế Vladimir Kondratyev một năm để tạo ra "Sabre Xô viết". Tuy nhiên, Kondratyev đã thất bại trong việc thực thi nhiệm vụ, và sau khi Stalin qua đời, dự án đã bị bỏ dở. Cuối cùng, người ta quyết định copy từng bộ phận, thành phần và vật liệu của chiếc máy bay quân sự bị bắt để sử dụng cho ngành hàng không Liên Xô.
Về phần mình, để bắt được một chiếc MiG-15, người Mỹ đã tiến hành Chiến dịch Moolah từ ngày 1/11/1950, hứa hẹn một phần thưởng lớn cho phi công Triều Tiên nào đào tẩu sang Hàn Quốc trên những chiếc máy bay chiến đấu còn hoạt động. Tuy nhiên, chiến dịch thất bại. Chỉ vào ngày 21/9/1953, khi chiến tranh đã kết thúc, phi công đào tẩu No Kum-sok đã hạ cánh một chiếc MiG-15 tại căn cứ không quân Kimpo gần Seoul.
Săn tìm máy bay ném bom phản lực F-111 Aardvark
Ngày 17/3/1968, sáu chiếc máy bay ném bom phản lực F-111 “Aardvark” mới nhất của Mỹ đã đến Việt Nam. Vì khả năng xuất hiện bất ngờ và gần như âm thầm, tấn công nhanh chóng và biến mất không dấu vết, người Việt Nam đã gọi những chiếc máy bay này là “Thần chết Thì thầm”. Các sĩ quan tình báo Liên Xô lần đầu tiên nhìn thấy “Aardvark” vào mùa xuân năm 1967 tại Triển lãm Hàng không Paris ở Le Bourget. Mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân cảnh Mỹ, nó vẫn bị các đặc vụ Liên Xô chụp ảnh nhiều lần và từ nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất - đó là nghiên cứu "chất" của máy bay - vẫn chưa được thực hiện. Trên thực tế, “Thần chết Thì thầm” hóa ra không thật đáng sợ đến như vậy. Chỉ vài tuần sau khi đến Việt Nam, hai chiếc “Aardvark” đã bị lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn rơi, trong khi một chiếc khác bị bắt sống và đưa về Liên Xô.
Có một số giả thiết về cách mà “Aardvark” bị tóm cổ. Theo một trong số đó, chiếc F-111 đang thực hiện chuyến bay đêm ở độ cao thấp đã bị "át tiếng", tức là liên lạc với căn cứ của nó bị nhiễu, và một phi công Liên Xô trên máy bay chiến đấu ép máy bay Mỹ phải hạ cánh xuống một sân bay ở miền Bắc Việt Nam.
Đồng thời, các giả thuyết khác nghi ngờ rằng Liên Xô có đủ khả năng kỹ thuật để gây nhiễu tín hiệu vô tuyến của máy bay Mỹ. Theo giả thuyết này, các phi công Mỹ chỉ đơn giản là bị mua chuộc và họ tự cắt đứt liên lạc với sở chỉ huy của họ. Nói chung, chiến tranh Việt Nam đã trở thành một nguồn chiến lợi phẩm Mỹ dồi dào cho Liên Xô. Ngoài F-111, Moscow còn có được các mẫu máy bay F-4, A-37 và F-5E, trực thăng CH-47A “Chinook”, tên lửa AIM-7 “Sparrow” và hàng trăm mẫu vũ khí và khí tài quân sự khác của Mỹ./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo