Quốc tế

Lộ diện vũ khí siêu thanh cho cuộc chiến tại Bắc Cực

Theo Krasnaya Zvezda, trước khi kết thúc năm 2020, Hạm đội phương Bắc sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh.

Từ bài học tập kích tên lửa Syria, Mỹ phát triển "siêu vũ khí" xuyên thủng phòng không Nga - Trung? / Điểm danh 5 loại vũ khí làm nên sức mạnh của Lục quân Mỹ

Thông tin được đích thân Phó đô đốc Alexander Moiseev, Chỉ huy Hạm đội Phương Bắc của Nga cho biết:

"Đến cuối năm 2020 Hạm đội phương Bắc Nga sẽ nhận được hơn 180 đơn vị vũ khí và thiết bị quân sự đảm bảo thích ứng để sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực. Số trang bị này sẽ được cung cấp cho các lực lượng mặt đất và ven biển của hạm đội".

Với số vũ khí được trang bị này sẽ cải thiện khả năng phòng thủ của khu vực Bắc Cực của Nga và biên giới phía bắc của đất nước. Ông Moiseev cũng lưu ý rằng, vũ khí siêu thanh sẽ cho phép tăng đáng kể khả năng chiến đấu của hạm đội. Tỷ lệ vũ khí mới trong Hạm đội phương Bắc sẽ vượt quá 60%.

Lo dien vu khi sieu thanh cho cuoc chien tai Bac Cuc
Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh Kinzhal tại Bắc Cực.

"Các hệ thống liên lạc vận tải quốc gia của Nga trên tuyến đường biển phía Bắc đang được bảo vệ tối đa. Các hệ thống phòng không S-400 Triumph hiện đại nhất đang được triển khai trên đảo Yuzhny thuộc quần đảo Novaya Zemlya ở phía bắc Nga nhằm mở rộng vùng không phận được kiểm soát", ông Moiseev cho biết.

Dù vị phó đô đốc Nga không tiết lộ loại vũ khí siêu thanh nào sẽ được đưa vào trang bị trước khi kết thúc năm 2020 nhưng theo tuyên bố ngay trước đó được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra cho thấy, vũ khí được nói đến chính là Zircon.

"Hạm đội phương Bắc sẽ nhận được tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân thế hệ mới Knyaz Vladimir và tàu khu trục Đô đốc Kasatonov. Những chiếc tàu này đều được trang bị những vũ khí mạnh nhất đúng như thiết kế", ông Shoigu nói.

Knyaz Vladimir là tàu ngầm thuộc thế hệ 4 của Hải quân Nga sở hữu sức mạnh tấn công khủng khiếp. Mỗi chiếc tàu này có thể mang theo 20 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava với đầu đạn phân tách, có khả năng tăng đến 10 khối hạt nhân và vũ khí siêu thanh.

Khi không mang SLBM, một chiếc tàu ngầm có thể phóng đi tới 200 tên lửa siêu thanh Zircon. Ngoài ra, tàu còn có 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng hệ thống tên lửa chống ngầm tiên tiến RPK-2 Viyuga.

Sau Zircon, Kinzhal sẽ là dòng tên lửa siêu thanh thứ 2 Nga trang bị cho các đơn vị tại Bắc Cực. Theo Izvestia, bắt đầu từ năm 2021, các phi công tiêm kích siêu thanh MiG-31 được triển khai ở Siberia sẽ bắt đầu học cách sử dụng tên lửa vượt siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal.

 

"Các phi công sử dụng máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31 của Trung đoàn Hàng không 712 (đóng tại Kansk) sẽ tham gia các lớp huấn luyện đặc biệt vận hành Kinzhal từ cuối năm 2021", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo.

Đến năm 2024, đơn vị này sẽ được tiếp nhận đầy đủ Kinzhal. Trung đoàn đóng quân ở khu vực có tầm tác chiến Bắc Cực, Viễn Đông và Trung Á.

Theo nhận định của chuyên gia Nga, Vladislav Shurekin, việc triển khai tên lửa siêu thanh của Nga ở Bắc Cực chỉ nhằm mục đích thực tế. Với khả năng độc nhất của vũ khí này, chúng có thể dễ dàng răn đe tấn công hạm đội Mỹ nếu Washington quyết định bỏ qua tuyên bố của Moscow và cố gắng đưa tàu của mình vào Tuyến đường Biển Bắc của Nga.

"Đây là những tên lửa với khả năng rất độc đáo. Trong khu vực này, Mỹ với tư cách là thành viên của NATO, thậm chí không có cơ hội để ngăn chặn một quả tên lửa siêu thanh đang bay với tốc độ trên 10.000km/h.

Nếu cần thiết thì Kh-47M2 Kinzhal có thể dễ dàng loại bỏ các tàu của một nhóm tấn công hàng không mẫu hạm thậm chí là chính bản thân tàu sân bay, hơn nữa chúng sẽ làm như vậy ở bất kỳ khu vực phía Bắc nào của Nga", chuyên gia Nga nói.

 

Tuyên bố của vị chuyên gia Nga cho thấy, đối thủ Nga đề phòng nhất tại Bắc Cực chính là lực lượng Mỹ. Bởi Bắc Cực với trữ lượng hydrocarbon khổng lồ đang nhanh chóng biến thành một đấu trường đối đầu giữa Nga và phương Tây - Mỹ.

Mỹ đe dọa biến Tuyến đường Biển Bắc của Nga thành một tuyến chung. Hiện tại, Mỹ chỉ có hai tàu phá băng lỗi thời để thực hiện tham vọng của mình. Mỹ đã đặt hàng một loạt tàu phá băng mới, nhưng điều này cần thời gian và họ sẽ chờ đợi nhiều năm để có thể có những tàu phá băng hiện đại.

Trong khi đó, Nga có một hạm đội tàu phá băng hùng mạnh. Trước hết, phải nhớ rằng Nga có truyền thống tốt về việc tự vũ trang các tàu phá băng. Trong những năm 30 của thế kỷ trước, khi phát triển dự án 51 Nga đã tạo ra tàu phá băng và trang bị cho các tàu này một số pháo cỡ nòng 130 mm và 76 mm, cũng như súng máy hạng nặng.

Thiếu hụt về năng lực tàu phá băng, Mỹ đã quyết định vá lỗ hổng sức mạnh của mình tại Bắc Cực bằng tiêm kích tàng hình F-35A.

Tuy nhiên, với những gì được triển khai, giới chuyên gia cho rằng, F-35A cũng không khiến Mỹ cân bằng lực lượng với Nga tại Bắc Cực bởi ngoài tên lửa siêu thanh, tàu phá băng, Moskva cũng đã triển khai đến đây những hệ thốn phòng thủ mạnh nhất của mình.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm