Loại tên lửa “điên rồ” của Nga khiến Mỹ “sốt rét”
Bất ngờ cách Nga trưng bày chiến lợi phẩm từ chiến trường Syria / Nga muốn dùng “quyền lực mềm” thâu tóm thị trường vũ khí Đông Nam Á?
The Burevestnik (chim bão bão) được thiết kế để vượt qua lưới phòng không của Mỹ, có thể bay nhiều giờ hay thậm chí nhiều ngày nhằm tìm ra lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của đối phương, năng lực mà hầu hết các loại vũ khí khác không có. Cuối tháng 1 năm nay, Nga được nói là đã thử nghiệm loại tên lửa độc đáo, hay theo cách nói của phương Tây là điên rồ này.
Tạp chíThe Diplomat nói vụ thử nghiệm diễn ra ngày 29/1 tại Kapustin Yar, một trong những bãi thử vũ khí quan trọng của Nga. Tờ tạp chí có trụ sở ở Tokyo trích dẫn một số nguồn tin trong chính phủ Mỹ biết thông tin về chương trình vũ khí này. Giới tình báo Mỹ gọi loại tên lửa mới này là KY 30 (KY có thể là viết tắt tên bãi thử vũ khí Kapustin Yar) , hay tên lửa SSC-X-9 “Skyfall”.
Tháng 11/2017, một cuộc thử nghiệm tên lửa Skyfall “tương đối thành công” đã diễn ra tại Pan’kovo, bãi thử nghiệm trên đảo Novaya Zemlya thuộc vùng Bắc cực. Các nguồn tin của The Diplomat mô tả cuộc thử nghiệm mới nhất là “thành công một phần”.
Công nghệ này như đã nói ở trên, có lịch sử nhiều thập kỷ. Đầu những năm 1960, Mỹ đã tìm cách xây dựng một lên lửa sử dụng nhiên liệu hạt nhân tương tự. Được biết đến với tên gọi Dự án Pluto, chương trình này được thiết lập với mục tiêu chế tạo một loại vũ khí có tên Tên lửa độ cao thấp siêu âm (SLAM). Nó được cho là bay với tốc độ Mach 3.5 (4.174km/h) ở độ cao thấp và phóng ra các bom khinh khí (bom H) trên các mục tiêu của đối phương sau một hành trình bay dài. Nhưng dự án Pluto rồi chết yểu, do sự ra đời của các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và một thực tế rằng không có cách nào thử nghiệm trong thực tế loại tên lửa này mà tránh khỏi việc phát tán phóng xạ khắp nơi.
Tên lửa của Nga, theo chuyên gia Kyle Mizokami, có thể không bay ở tốc độ Mach 3.5 và rải bom khinh khí (như ý tưởng của người Mỹ), nhưng nó có thể có một lợi thế lớn so với dự án Pluto: Đây là vật thể bay có động cơ nhưng không xác định tầm bay. Các tên lửa hành trình hiện đại sử dụng động cơ turbo phản lực (như máy bay tiêm kích) hoặc turbo cánh quạt (như các máy bay thương mại) và thường là có tầm bắn 1.500-1.600km, một giới hạn do lượng nhiên liệu tên lửa mang theo đề ra. Một tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu hạt nhân có thể bay lâu hơn rất nhiều, có thể ở trong không trung nhiều ngày, với đường bay phức tạp để khai thác lỗ hổng trong hệ thống phòng không của đối phương.
Nếu tên lửa Burevestnik đi vào hoạt động, và điều này là sự kiện lớn bởi Nga có thể phóng tên lửa hành trình từ phần đất châu Á của họ, lên chương trình để nó bay qua Thái Bình Dương, đi vòng quanh Nam Mỹ và thâm nhập không phận Mỹ từ vịnh Mexico. Hành trình siêu dài, sơ đồ bay chưa từng có nay trở thành thực tế. Chỉ việc này thôi đã khiến Mỹ buộc phải chi ra rất nhiều tiền để nâng cấp hệ thống phòng không vốn luôn chỉ đề phòng các hướngbắc, tây, đông, trừ phía nam.
Tuy nhiên, tên lửa Burevestnik còn xa mới có khả năng bay như thế. Với 13 cuộc thử nghiệm và chỉ hai trong số đó thu được thành công phần nào, tên lửu này vẫn còn phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Nó có thể sẽ không bao giờ đi vào phục vụ và thậm chí có thể được mang ra mặc cả trong một hiệp ước kiểm soát vũ khí trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này