Loại tên lửa sát thủ mà Su-35 mang theo khi áp sát "thần biển" P-8A Mỹ
Hải quân Mỹ tiếp tục tố máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã có hành động ngăn chặn không an toàn đối với phi cơ P-8A bay tuần thám trên vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải. Hình ảnh công bố cho thấy, chiến đấu cơ Nga đã mang theo các tên lửa trong đó có cả "sát thủ" R-27.
Tiêm kích Nga phá hủy hệ thống phòng không Thổ tại Syria / Trung Quốc giật mình khi Pháp cam kết giao tiêm kích Rafale cho Ấn Độ đúng hạn
Hạm đội 6, Hải quân Mỹ cho biết, tiêm kích Su-35 của Nga đã có hành động ngăn chặn không chuyên nghiệp, gây mất an toàn đối với phi cơ P-8A bay tuần tra trên Địa Trung Hải, C6f.navy.mil, trang web của Hạm đội 6 đăng tải.
Vụ việc xảy ra vào ngày 26/5, 2 tiêm kích Su-35 đã bay theo chiếc P-8A trong khoảng thời gian tới 65 phút và liên tục có hành động tiếp cận gây nguy hiểm cho phi hành đoàn trên phi cơ P-8A.
Ảnh chụp từ máy bay P-8A của Mỹ cho thấy tiêm kích Su-35 mang theo rất nhiều tên lửa không đối không tầm trung R-27 và tên lửa tầm xa R-77, nhưng lại tiếp cận rất gần chiếc P-8A.
“Hành động không cần thiết và không chuyên nghiệp của phi công điều khiển Su-35 trang bị đầy đủ tên lửa là không phù hợp với quy tắc an toàn hàng không quốc tế, gây nguy hiểm cho sự an toàn của cả hai máy bay Nga và Mỹ”, Hạm đội 6 cho biết trong một tuyên bố.
Giới quan sát nhận định, việc Nga cho chiến đấu cơ Su-35 trang bị các loại tên lửa không đối không, đặc biệt là "sát thủ" R-27 áp sát máy bay Mỹ được coi là thông điệp cứng rắn gửi tới Washington.
Thông thường các chiến đấu cơ của Nga và Mỹ khi áp sát các máy bay đối phương thường không đem theo vũ khí.
R-27 là một trong những loại tên lửa không đối không tầm trung nguy hiểm của Nga sản xuất và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
R-27 (mã hiệu NATO là AA-10 Alamo) được công ty Nga Vympel và Ukraine Artem sản xuất.
R-27 chính thức vào biên chế năm cuối thập niên 1980 đầu 1990 để trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mới nhất của không quân Liên Xô và cả các máy bay hiện đại của không quân Nga hiện tại như MiG-29, MiG-31, Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35,Yak-141...
Tại thời điểm ra đời, R-27 là thành phần trong cấu hình vũ khí của tiêm kích MiG-29 và Su-27, các thông số của nó có thể so sánh với tên lửa AIM-7M Sparrow của Mỹ.
R-27 bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1962 nhưng để đi đến hoàn thiện và sản xuất hàng loạt thì phải kéo dài tới năm 1983.
Hiện nay có hơn 25 quốc gia trên thế giới đang biên chế tên lửa R-27.
R-27 được sử dụng để công kích các mục tiêu như máy bay cánh bằng, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.
Thiết kế của R-27 về cơ bản không có gì quá khác biệt với dạng trụ tròn, thiết kế module cho phép tích hợp các hệ thống dẫn đường hay động cơ đẩy khác nhau.
Tất cả các phiên bản tên lửa R-27 đều có đầu nổ nặng 39 kg được kích hoạt bằng radar hoặc tiếp xúc.
R-27 được trang bị các cánh lái khí động học để đảm bảo khả năng bay ổn định. Thiết kế của R-27 giúp cho tên lửa có thể cơ động với sức tải tối đa lên tới 8G.
Về hệ thống dẫn đường tới mục tiêu, R-27 hoặc được dẫn bằng radar bán chủ động, hoặc bám bắt mục tiêu bằng đầu dò hồng ngoại tích hợp trong hệ thống dẫn đường của tên lửa.
Động cơ của tên lửa R-27 là loại hỗn hợp rắn giúp chúng bay với vận tốc tối đa 3.500 km/h.
R-27 có 6 phiên bản chính là R-27R, R-27T, R-27P, R-27RE, R-27ET và R-27EP để phục vụ các yêu cầu khác nhau cho từng mục đích chiến đấu.
R-27R có chiều dài 4m, đường kính thân 0,23m và sải cánh 0,77m. Khối lượng của tên lửa là 253 kg và có thể được phóng ở độ cao 25 km, tầm bắn 80 km.
Hệ thống dẫn đường của R-27R dạng đầu dò radar bán chủ động với thông số mục tiêu có thể được liên tục cập nhật trong quá trình bay, hay nói cách khác khi mới bắt đầu phóng, tên lửa sẽ bay theo quán tính dưới sự căn chỉnh của máy bay, ở pha cuối nó sẽ tự tìm đến mục tiêu.
Cơ chế này có ưu điểm là giúp tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa nhờ sự hỗ trợ của máy bay phóng. Tên lửa có thể được dẫn bay theo một quỹ đạo đặc biệt để tạo điều kiện tốt nhất cho ngòi nổ radar hay ngòi nổ tiếp xúc được kích hoạt.
R-27RE là phiên bản tăng tầm bắn của R-27R, tên lửa dài 4,7m; sải cánh 0,8m trong khi đường kính thân là 0,23m.
Khối lượng của R-27RE lên tới 350 kg so với 253 kg của R-27R nhưng thông số của R-27RE1 cũng cao hơn khi có thể phóng ở độ cao 27 km và đạt tới tầm bắn 130 km so với 80 km của phiên bản cũ.
Hệ thống dẫn đường thì cơ bản như loại R-27R là đầu dò radar bán chủ động với dữ liệu mục tiêu được cập nhật trong quá trình bay tới đích.
Phiên bản R-27T có sự khác biệt so với hai phiên bản trên, đó là cơ chế bắn-và quên giúp tạo sự chủ động hơn cho tên lửa khi không phải phụ thuộc vào dữ liệu được cung cấp từ máy bay phóng, cũng như tạo điều kiện cho máy bay sau khi bắn tên lửa có thể tự do cơ động làm nhiệm vụ khác, không phải tiếp tục “dẫn đường” cho tên lửa đến mục tiêu.
R-27T dài 3,7m; đường kính thân 0,23m; khối lượng phóng 245 kg. Phiên bản nàycó thể phóng ở độ cao 24 km và đạt tầm bắn 70 km. Hệ thống dẫn đường của phiên bản này là loại đầu dò tín hiệu hồng ngoại.
Tương đương, phiên bản nâng cấp của R-27T là R-27ET với các thông số lớn hơn như chiều dài 4,5m và tầm bắn đạt 120 km. Khối lượng phóng của R-27ET là 343 kg và độ cao tối đa phi công được phép khai hỏa loại tên lửa này là 30 km. Tương tự, cơ chế dẫn đường của R-27ET cũng là sử dụng đầu dò hồng ngoại.
Các phiên bản tên lửa R-27P và R-27EP cũng là loại bắn-và quên sử dụng đầu dò bị động bám theo tín hiệu radar. Nó chuyên được sử dụng để công kích các mục tiêu trên không phát ra tín hiệu radio như máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm AWACS hay máy bay chuyên gây nhiễu radar trong mọi điều kiện thời tiết hay ngày đêm. Mẫu R-27P có tầm bắn 72km, trong khi R-27EP có tầm bắn lên tới 110 km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo