Quốc tế

Lý do Mỹ hào phóng 'đổ tiền' cho Israel

Mỹ vừa quyết định chi thêm nửa tỷ USD đầu từ cho công nghiệp quốc phòng Israel phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ.

Tên lửa đạn đạo Jericho-III của Israel đáng sợ thế nào? / F-16 Israel buộc phải chạy trốn S-300 Syria ở tốc độ siêu âm

Quyết định được đưa ra khi Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020, sẽ trao 500 triệu USD cho hợp tác phòng thủ tên lửa giữa Mỹ và Israel. Trong số tiền được trao cho Israel sẽ được dùng cho chương trình phòng thủ tên lửa, trong đó có hệ thống Iron Dome, David’s Sling, Arrow và dùng cho hệ thống máy bay không người lái.

Cùng với việc quyết định đầu tư thêm tiền cho phòng thủ Israel, Nhà thầu quốc phòng Israel Aerospace Industries Ltd (IAI) thông báo Mỹ và Israel đã đạt được thỏa thuận chuyển một phần việc sản xuất hệ thống Arrow 3 sang trụ sở tại Columbus, Mississippi của Mỹ.

Hệ thống Arrow 3.
Hệ thống Arrow 3.

Nhà sản xuất tại Mississippi gần đây đã được chọn để sản xuất một số hệ thống điện tử quan trọng, hộp phóng kiêmống bảo quảnchođạn tên lửa củaArrow 3, một thành phần không thể tách rời cho hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất do IAI phát triển và được Bộ Quốc phòng triển khai cho Không quân Israel.

"Chúng tôi rất vui mừng đánh dấu sự kiện này với các đối tác của chúng tôi tại Mỹ, đây chính là sự hợp tác đầy đủ giữa Israel và Mỹ. Chính khả năng phòng thủ tên lửa đặc biệt của Arrow 3 đã khiến IAI sản xuất các bộ phận của chúng ở Mississippi và đóng vai trò là cơ sở cho việc mở rộng các sáng kiến phòng thủ tên lửa và các hoạt động khác trong tương lai", ông Boaz Levy, Tổng Giám đốc của IAI Systems, Missiles cho biết.

Dù vị lãnh đạo này không cho biết về tương lai của vũ khí này trong lực lượng phòng thủ Mỹ nhưng theo Defense News, nhiều khả năng Arrow 3 sẽ nối gót hệ thống Iron Dome và David s Sling đến nước Mỹ tham gia vào hệ thống phòng thủ nhiều tầng tại nước này.

Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc kế hoạch trang bị hệ thống phòng thủ Iron Dome và David s Sling được sản xuất tại Israel để trang bị cho một số điểm nóng tại châu Âu. Và vì vậy, việc mua thêm Arrow 3 rất có thể xảy ra đặc biệt khi một phần của hệ thống này được sản xuất tại Mỹ.

 

Lý do cho việc mua sắm này là Mỹ cần một giải pháp tạm thời để bảo vệ các binh sĩ và căn cứ và chống lại một loạt các mối đe dọa trên không, bao gồm cả tên lửa tầm ngắn, cho đến khi một giải pháp lâu dài được đưa ra, đặc biệt là trên trường châu Âu.

Theo kế hoạch, Iron Dome sẽ được sử dụng như một giải pháp phòng không tầm ngắn. Nó sẽ hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung bình. Được biết, Iron Dome và David’s Sling đều là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Rafael của Israel và Raytheon của Mỹ dưới sự bảo trợ về kinh phí của Mỹ.

Giới chuyên gia cho rằng, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại hào phóng với Israel như vậy - một quốc gia đồng minh đang sở những công nghệ quốc phòng khiến cường quốc Mỹ cũng phải thèm muốn. Và đây rất có thể là cách Mỹ tiếp cận với công nghệ đỉnh cao của Israel thông qua hình thức viện trợ, hợp tác và người Mỹ bắt đầu hưởng trái ngọt khi cả Iron Dome, David’s Sling và Arrow 3 đều hoàn thành xuất sắc các cuộc thử nghiệm.

Điểm đặc biệt là Iron Dome được thiết kế để không đánh chặn các tên lửa nếu theo tính toán chúng sẽ bay đến các khu vực không dân cư (rất tiết kiệm), và ngoài tất cả những ưu điểm khác, nó còn rất hiệu quả kể cả trong đánh chặn các tên lửa phóng loạt lẫn những đầu đạn riêng rẽ.

Tăng cường cho Iron Dome là tổ hợp David’s Sling cũng do Rafael thiết kế chế tạo. Theo thiết kế, cả hai hệ thống này đều là trợ thủ đắc lực cho Arrow 3. Vì vậy, một khi đã mua hai hệ thống kể trên thì việc Mỹ sở hữu tiếp Arrow 3 chỉ còn là vấn đề thời gian nhằm hoàn thiện lá chắn tên lửa nhiều tầng của mình.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm