Oanh tạc cơ Tu-22M3 xuất hiện ở Iran, vì sao Israel cũng "lạnh gáy"?
Thông qua việc cho phép máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 sử dụng sân bay trên đất Iran, Tehran hy vọng rằng lực lượng của mình tại Syria sẽ được phép dùng chung căn cứ quân sự với Nga, từ đó Israel sẽ không thể tấn công họ.
Cận cảnh khoang động cơ cực khủng của siêu oanh tạc cơ Tu-160M2 / Mỹ điều siêu oanh tạc cơ sang châu Âu tập đối phó với Nga
Theo thông tin vừa được trang Debka của Israel cung cấp, các máy bay ném bom tầm xa của Nga, bao gồm cả oanh tạc cơ siêu âm Tu-22M3 đã được phát hiện có mặt ở Iran.
Chi tiết về sự xuất hiện của những chiếc máy bay chiến đấu này trên lãnh thổ Iran cho đến nay vẫn chưa được công bố một cách thực sự rõ ràng.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng lần cuối cùng Tu-22M3 của Nga được phát hiện có mặt ở Iran là từ 3 năm trước, khi nó thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào những kẻ khủng bố tại Syria.
Sự xuất hiện của máy bay ném bom Tu-22M3 ở Trung Đông lần này chắc chắn sẽ khiến Israel và Mỹ phải cảm thấy lo lắng và tìm hiểu nguyên nhân thực sự của hành động triển khai trên.
Đối với Washington, vấn đề này còn cấp bách hơn nhiều khi chiếc oanh tạc cơ này có khả năng nhấn chìm toàn bộ các nhóm tấn công tàu sân bay thông qua tên lửa diệt hạm siêu thanh.
Sở dĩ phía Mỹ phải đặc biệt lo lắng là bởi tại thời điểm này có tới 2 nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của hải quân nước này hiện đang trực chiến ngoài khơi Vịnh Ba Tư.
"Sự lo ngại của Washington và Tel Aviv không chỉ là do các máy bay ném bom Nga đã quay trở lại sử dụng không phận Iran, sau các hoạt động mà chúng đã tiến hành 3 năm trước (vào năm 2016), khi các oanh tạc cơ Nga xuất hiện ở đó để tiếp nhiên liệu trên đường tới Syria".
"Khi đó Iran đã cho phép máy bay Nga sử dụng căn cứ không quân ở tỉnh Hamadan, nhưng cũng thiếu dữ liệu chính xác về những gì người Nga đã hứa với người Iran vì đã trao quyền này cho máy bay ném bom của họ", bài báo của Debka cho biết.
Theo giới phân tích, nguy cơ máy bay ném bom chiến lược siêu âm Nga đe dọa nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không có, nhất là khi hai bên không tồn tại mâu thuẫn lớn vào lúc này.
Thậm chí ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh Lạnh cũng ít có nguy cơ oanh tạc cơ Nga tấn công trực tiếp vào hàng không mẫu hạm Mỹ.
Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự cũng như các nhà phân tích tình hình quốc tế, nguy cơ lớn nhất khi máy bay ném bom Tu-22M3 hiện diện tại Iran chính là dành cho Israel.
Tel Aviv lo ngại rằng để đổi lấy dịch vụ cung cấp không phận, Iran có thể yêu cầu Nga cho phép họ sử dụng tạm thời các sân bay quân sự tại Syria, vì lý do rõ ràng những địa điểm này chẳng thể bị không quân Israel tấn công.
Nếu dự đoán trên trở thành hiện thực, Israel sẽ chẳng thể nào tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran được nữa vì rất dễ gây thương vong cho binh lính Nga.
Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng kể cả Nga cho phép Iran dùng chung căn cứ thì họ cũng sẽ buộc lực lượng Iran phải đóng quân tại địa điểm riêng biệt nằm cách xa doanh trại của mình, cho nên tiêm kích Israel vẫn có thể tấn công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo