Lý do tiêm kích Nga trở thành "mồi ngon" nhưng Ukraine không thể tấn công
Clip: Quân đội Nga thử nghiệm UAV hạng nặng có khả năng mang theo biệt kích và tên lửa chống tăng / Ukraine có thể làm gì để đối phó “sát thủ bầu trời” của Nga?
Gần biên giới với phía Đông Bắc Ukraine, một số tiêm kích Su-34 của Nga nằm lộ diện trên đường băng của một sân bay quân sự khi đang chờ lệnh tiến hành cuộc tấn công tiếp theo. Căn cứ không quân Voronezh Malshevo là điểm cất cánh của các chiến đấu cơ do Trung đoàn Máy bay ném bom cận vệ số 47 của Không quân Nga vận hành.
Trung đoàn 47 thường xuyên tham gia các cuộc tấn công vào khu vực Kharkov cũng như không kích nhằm vào vị trí của các lực lượng Ukraine bằng cách sử dụng bom lượn có sức tàn phá cao.
Các hình ảnh vệ tinh của căn cứ không quân Voronezh Malshevo cho thấy có vẻ một nhóm tiêm kích Su-34 cùng với các máy bay và trực thăng khác đang xếp hàng trên đường băng, dường như ở đó để chuẩn bị cất cánh.
Tiêm kích Su-34. Ảnh: Tass.
Chỉ cách biên giới Ukraine 160km, căn cứ này dễ dàng nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất - một hệ thống vũ khí pháo binh đất đối đất có tầm bắn 300km.
Tuy nhiên, Mỹ đã cấm Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng ATACMS. Kiev chỉ được phép tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ có chủ quyền, bao gồm cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tháng này, Ukraine đã tấn công Sevastopol ở Crimea bằng tên lửa ATACMS khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương. Moscow đã đổ lỗi cho Mỹ về cuộc tấn công và tuyên bố sẽ đáp trả.
Đây có thể là nỗi thất vọng lớn của Kiev khi nước này đã bắt tay vào chiến dịch cản trở Lực lượng Không quân Nga và tiêu diệt các tiêm kích Su-34. Ukraine thường buộc phải dựa vào các thiết bị như máy bay không người lái để tiến hành các cuộc không kích này và có thể bị đối phương ngăn chặn bằng các hệ thống điện tử.Đầu tháng này, Ukraine đã phóng ít nhất 70 UAV vào một căn cứ quân sự ở khu vực Rostov của Nga, cách biên giới Ukraine khoảng 320km. Trong cuộc tấn công này, hình ảnh vệ tinh của một sân bay gần Morozovsk cũng cho thấy dường như có nhiều tiêm kích Su-34 một lần nữa đang xếp hàng ngoài trời.
Một kênh Telegram của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết: "Hầu hết các máy bay không người lái đã bị bắn hạ, một số bị hỏng. Chúng tôi có 6 người thiệt mạng, trong đó có 2 phi công quân sự và hơn 10 người bị thương”.
Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại mà cuộc tấn công trên gây ra cho các chiến đấu cơ.
Nga đã tăng cường sử dụng bom lượn cực mạnh giữa bối cảnh giao tranh ở Ukraine tiếp diễn. Loại bom giá rẻ này đang được sản xuất bằng cách gắn cánh và hệ thống định vị vệ tinh vào những quả bom cũ thời Liên Xô.
Các chiến đấu cơ của Nga như Su-34 sau đó có thể phóng chúng từ khoảng cách an toàn hơn và khiến Ukraine khó có thể chống lại những cuộc tấn công như vậy.
Một đoạn video mới được chia sẻ trên các kênh Telegram của Nga tuần trước dường như ghi lại cảnh Moscow lần đầu tiên sử dụng quả bom lượn khổng lồ nặng 3.000kg trong chiến đấu. Forbes đưa tin quả bom khổng lồ FAB-3000 đã được tiêm kích Su-34 thả xuống.
“Việc các lực lượng Nga tìm ra cách phóng FAB-3000 là một bước phát triển đáng kể và sẽ làm tăng khả năng hủy diệt của các cuộc tấn công bằng bom lượn đang diễn ra của Moscow nhằm vào các lực lượng và cơ sở hạ tầng của Ukraine”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?