Màn hạ cánh điên rồ "một mất một còn" của F-15 Mỹ trong quá khứ
Dù bị bể phần đầu mút cánh nhưng chiếc Su-34 của Nga vẫn hạ cánh an toàn, nhiều người lên tiếng khen ngợi dòng chiến đấu cơ Nga, tuy nhiên có một sự thật ít biết, đó là chiếc F-15 Mỹ còn làm được điều hơn thế là vẫn tiếp đất dù bị mất hẳn một bên cánh.
MiG-29UPG Ấn Độ dễ bị áp đảo khi Pakistan mua tiêm kích Kfir Block 60 cực mạnh / Bán được 16 tiêm kích MiG-29, lãnh đạo MiG vẫn không vui?
Sau va chạm, cả hai máy bay đều bị hư hại rất nặng. Trong đó một chiếc Su-34 bị bung đầu mút cánh nơi gắn thiết bị tác chiến điện tử, tuy nhiên chúng vẫn hạ cánh an toàn.
Điều này khiến giới chuyên gia hàng không khen ngợi kết cấu của dòng chiến đấu cơ Nga, tuy nhiên cũng không quên một kỳ tích của F-15 mà cho đến nay chưa chiến đấu cơ thế hệ 4 nào làm được.
Đó là chúng vẫn có thể hạ cánh dù mất hẳn một bên cánh do va chạm trên không. Hình ảnh chiếc F-15 của không quân Israel đang tìm cách hạ cánh sau khi bay mất một bên cánh.
Sự cố hy hữu này xảy ra vào năm 1983, trên bầu trời sa mạc Negev ở Israel. Hôm đó Không quân Israel diễn tập không chiến giữa 2 chiến đấu cơ F-15D (2 chỗ ngồi) và 4 chiếc A-4N Skyhawk (Mỹ chế tạo, cũ hơn). Chiếc F-15 số hiệu 957 do phi công Zivi Nedivi lái.
Trong khi diễn tập, bất ngờ chiếc F-15D của Nedivi va chạm một chiếc A-4 khiến chiếc A-4 nổ tung.
Rất may phi công của chiếc máy bay A-4 đã kịp nhảy dù an toàn. Còn máy bay F-15D của Nedivi lắc lư chao đảo và anh ta báo với hoa tiêu ngồi phía sau rằng sẽ nhảy dù.
Tuy nhiên khi điều khiển cho máy bay cân bằng, Nedivi thấy vẫn có thể làm chủ được máy bay nên anh ta quyết định hạ cánh xuống sân bay gần nhất cách đó 16 km.
Nedivi cho giảm tốc máy bay và khởi động buồng đốt hậu (afterburner) để lấy lại cân bằng cho máy bay, và cả hai người trên chiếc F-15D đều không hay biết máy bay họ bị mất cánh bên phải!
Chiếc máy bay này hạ cánh xuống sân bay với tốc độ khi hạ cánh gần gấp đôi vận tốc thông thường, và máy bay dừng lại khi còn cách hàng rào an toàn trên đường băng chỉ… 10 m.
Chỉ khi xuống máy bay và được huấn luyện viên bắt tay chúc mừng, Nedivi mới biết máy bay của anh mất 1 cánh bên phải và anh đã điều khiến chiếc máy bay F-15D hạ cánh thành công dù chỉ còn 1 cánh trái.
Theo The Aviationist, hãng chế tạo máy bay Mỹ McDonnell Douglas thì khẳng định không thể hạ cánh F-15 với chỉ 1 cánh.
Nhưng khi xem các bức ảnh chụp máy bay của Nedivi, hãng này không khỏi bất ngờ và khen tài năng phi công lẫn nhờ tính năng của động cơ và cấu trúc thân máy bay của hãng.
Với cơ động và hỏa lực mạnh, radar tiên tiến, tiêm kích F-15 Eagle vẫn là vũ khí đáng gờm của không quân Mỹ dù đã hoạt động hơn 40 năm
Tiêm kích F-15 bắt đầu hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1976. Trong suốt những thập kỷ qua, F-15 được xem là "kẻ thống trị" bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor được đưa vào hoạt động.
Máy bay chiến đấu F-15 được trang bị hệ thống đẩy vector 3 chiều nên cực kỳ linh hoạt khi bay ở tốc độ thấp.
F-15 được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-100 hoặc PW-200. Động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.665 km/h.
Vũ khí chính của F-15 là 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow hoặc AIM-120 và 4 tên lửa hồng ngoại AIM-9 Sidewinder.
Phiên bản F-15E được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh chuyên dùng để diệt mục tiêu mặt đất như bom thông minh JDAM, Paveway, tên lửa hành trình AGM-65, tên lửa chống hạm Harpoon.
Cảm biến chính của F-15 là radar xung Doppler AN/APG-63, các phiên bản sau được trang bị radar AN/APG-70.
Radar của F-15 có tầm trinh sát khoảng 160 km - 250 km ở trên không, hơn 300 km với mục tiêu cỡ tàu khu trục.
Trong thực tế chiến đấu, F-15 đã chứng tỏ là một chiến đấu cơ xuất sắc ở vai trò không chiến và tấn công mặt đất. Chúng đã xuất kích hàng trăm trận, bắn rơi hàng chục chiến đấu cơ đối phương nhưng lại chưa từng bị máy bay đối phương bắn hạ.
F-15 vẫn là trụ cột trong năng lực tấn công mặt đất và chiếm ưu thế trên không của Mỹ. Chiến đấu cơ này dự kiến sẽ được sử dụng đến năm 2040.
Hiện tại Mỹ đang phát triển phiên bản F-15SE với radar mới. APG-82 V1 là một radar quét mảng pha điện tử chủ động AESA, cung cấp một năng lực nhận thức tình huống hoàn toàn mới.
Hãng Boeing cho biết: “Chúng tôi có thể làm được nhiều hơn ngoài nâng cấp radar”.Với radar mới F-15SE sẽ có khả năng không - đối - không và không - đối - đất toàn diện.
Giám đốc chương trình phát triển radar của Boeing, Brad Jones cho biết: “Với radar AESA, F-15SE có thể phát hiện, theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, có thể kích hoạt tên lửa tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, với độ tin cậy và khả năng nhận thức tình huống cao”.
Ngoài việc F-15SE cũng có thể mang tới 22 tên lửa các loại, nhiều hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khác trên thế giới.
Với những gì đã đang và sẽ còn thể hiện, chiến đấu cơ dòng F-15 xứng đáng là "đại bàng bất bại" trên bầu trời.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Vào hôm 6/9, truyền thông Nga cho biết 2 chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 Fullback của không quân nước này đã đâm nhau trên vùng trời khu vực Lipetsk trong một cuộc diễn tập và gây ra hư hỏng khá nặng nề.